Sinh non là một trong những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ mà không mẹ bầu nào mong muốn xảy ra. Trẻ khi sinh non có nguy cơ cao bị hội chứng nguy kịch hô hấp, bại não, co giật,.. Chính vì thế, việc sàng lọc nguy cơ sinh non là việc làm vô cùng cần thiết để có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Và xét nghiệm Fibronectin là một phương pháp giúp phát hiện nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.
Các phương pháp giúp sàng lọc nguy cơ sinh non
Để phát hiện nguy cơ sinh non ở các mẹ bầu thì có hiện nay có hai loại xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non chính là đo chiều dài cổ tử cung bằng cách siêu âm và tầm soát đánh giá Fetal Fibronectin ở bào thai. Tùy vào tình trạng của cơ thể mà các mẹ bầu sẽ được chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
Đối với phương pháp đo chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm: các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ dài của cổ tư cung nếu nó bắt đầu có chiều hướng mỏng đi hoặc giãn ra thì khả năng sinh non sẽ cao hơn. Ngoài ra, phương pháp này cho phép các bác sĩ theo dõi được những bất thường của cổ tử cung để đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất.
Còn phương pháp tầm soát đánh giá Fetal Fibronectin (fFN) thường áp dụng cho những phụ nữ có những cơn co thắt hay các triệu chứng khác của sinh non. Nếu kết quả dương tính các bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn về việc dùng thuốc giúp sản phụ có thể trì hoãn chuyển dạ.
Fibronectin là gì?
Fibronectin bào thai (fFN) là một loại protein được sản xuất trong thai kỳ. Nó được sản xuất bởi các tế bào ở biên của túi ối và tử cung mẹ, gắn túi ối vào niêm mạc tử cung. Túi ối bao quanh thai nhi đang phát triển bên trong tử cung mẹ.
Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm fibronectin của thai nhi để kiểm tra và sàng lọc nguy cơ sinh non ở những mẹ bầu. Sinh non là hiện tượng sinh nở xảy ra trước 37 tuần mang thai. Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 37-40 tuần.
Nếu fFN dương tính, phụ nữ có thể sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non trong vòng 7-14 ngày tới. Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây
Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non được áp dụng như thế nào?
Xét nghiệm Fibronectin sẽ được áp dụng cho các sản phụ mang thai tuần từ 22 đến 35 và đang có những dấu hiệu sinh non. Việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non này sẽ giúp dự đoán về khả năng chuyển dạ sinh non.
Theo đó, những triệu chứng cho thấy khả năng sinh non ở phụ nữ như xuất hiện các cơn co thắt tử cung, thay đổi trong tiết dịch âm đạo, giãn nỡ cổ tử cung,... Việc kiểm tra thông qua xét nghiệm Fibronectin sàng lọc nguy cơ sinh non sẽ giúp các mẹ bầu sớm nhận biết được những nguy cơ để quyết định các biện pháp điều trị tốt nhất.
Thực tế đã chứng minh việc sinh sớm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Những trẻ ra sớm ít hơn 37 tuần thường gặp những vấn đề về hô hấp như khó thở và khó khăn trong việc bú mẹ. Trong khi đó phổi và các cơ quan khác trong cơ thể trẻ chưa đủ trưởng thành dẫn đến việc không thể hoạt động bình thường dẫn đến vấn đề về sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vậy nên việc tiên đoán trước khả năng sinh sớm sẽ giúp sản phụ xem xét các phương pháp điều trị có hay không nên trì hoãn sinh sớm. Hơn thế nữa nếu kết quả tốt thì sản phụ sẽ cảm thấy yên tâm hơn về một thai kỳ khỏe mạnh.
Đối tượng áp dụng xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non
Không phải thai phụ nào cũng bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non Fibronectin. Đối với những mẹ bầu khỏe mạnh bình thường thì xét nghiệm này không cần thiết.
Nhưng với những mẹ bầu có triệu chứng hoặc nguy cơ sinh non cao thì cần tiến hành xét nghiệm Fibronectin. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non cho mẹ nếu thai phụ xuất hiện các triệu chứng:
Đau lưng và chuột rút
Đau bụng
Thay đổi dịch tiết âm đạo
Sự giãn nở (mở) của cổ tử cung, cổ tử cung
Áp lực vùng chậu
Tử cung co bóp (đau)
Trong một số trường hợp, các bác sĩ thực hiện xét nghiệm fFN cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non cao. Những phụ nữ này có thể làm xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non của bạn bao gồm:
-
Lịch sử sinh non hoặc một số ca phẫu thuật trên cổ tử cung hoặc tử cung của bạn
Các yếu tố về lối sống, bao gồm hút thuốc khi mang thai và nhẹ cân trước khi mang thai
Cổ tử cung ngắn
Khoảng thời gian ngắn giữa các lần mang thai
Chảy máu âm đạo khi mang thai
Thời điểm chỉ định xét nghiệm Fibronectin sàng lọc nguy cơ sinh non
Thời điểm chỉ định xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non Fibronectin diễn ra từ tuần 22 đến tuần 35 của thai kỳ. Xét nghiệm có thể được lặp lại sau 2 tuần nếu kết quả lần 1 là âm tính nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện và kéo dài từ 7-14 ngày. Vì thế mà các xét nghiệm có thể thực hiện nhiều lần vì mỗi kết quả thường chỉ có giá trị từ 7-14 ngày sau.
Cần chuẩn bị gì cho xét nghiệm fFN sàng lọc nguy cơ sinh non
Có một vài yếu tố có thể làm cho xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non Fibronectin kém chính xác như thay đổi pH âm đạo do dung dịch vệ sinh, đặt thuốc âm đạo hoặc quan hệ tình ngay trước buổi xét nghiệm. Để tránh kết quả dương tính giả, các sản phụ cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi tiến hành xét nghiệm:
Không sử dụng các sản phẩm như chất bôi trơn, xà phòng, nước thơm hoặc thụt rửa
Khám định kỳ vùng chậu hoặc siêu âm vùng chậu
Kiêng quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi xét nghiệm
Xét nghiệm Fibronectin được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm sàng lọc nguy cơ sinh non thường được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ tiến hành một miếng bông dài và mỏng vào âm đạo của người phụ nữ. Gạc này thu thập một mẫu nhỏ dịch âm đạo từ ngay bên ngoài cổ tử cung hoặc từ phía sau âm đạo, sau đó mẫu thu được sẽ tiến hành kiểm tra fFN.Xét nghiệm Fibronectin là một thủ thuật đơn giản, không xâm lấn nên sẽ không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ.
Ý nghĩa của xét nghiệm Fibronectin sàng lọc nguy cơ sinh non
Kết quả xét nghiệm Fibronectin giúp mẹ bầu sàng lọc nguy cơ sinh non ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu kết quả âm tính, mẹ bầu có thể gạt bỏ những lo lắng để an tâm về nhà dưỡng thai và chờ ngày dự sinh.
Nếu không may có kết quả sàng lọc nguy cơ sinh non dương tính, nghĩa là mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp chăm sóc thích hợp. Có thể là chỉ định mổ đẻ sớm để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé (ở những tháng cuối của thai kỳ) hoặc sử dụng biện pháp chăm sóc dưỡng thai đặc biệt để giữ thai. (khi thai còn quá nhỏ và có thể bị đe dọa tính mạng nếu sinh non).
Trong một số trường hợp bất khả kháng, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm kháng sinh Strep nhóm B hoặc corticosteroids để kích thích phổi thai nhi phát triển nhanh, giúp bé có thể tự thở được nếu chẳng may bị sinh non. Hoặc, sản phụ có thể được dùng thuốc để giảm nguy cơ biến chứng thần kinh, chẳng hạn như bại não ở trẻ sơ sinh.
Các biện pháp ngăn ngừa sinh non
Chuyển dạ sinh non là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn vì có thể gây hại đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, bên cạnh việc sàng lọc nguy cơ sinh non, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây để phòng tránh chuyển dạ thiếu tháng:
Uống đủ lượng nước mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng thiếu nước ở tử cung
Không nên nhịn tiểu và giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm
Hạn chế nằm tư thế ngửa, có thể nằm nghiêng sang hai bên
Ăn uống đầy đủ chất, điều hòa công việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng
Kiểm tra các cơn gò tử cung
bất thường bằng cách đặt nhẹ tay lên bụngKhi có các dấu hiệu khác thường cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc