Sai lầm khi dùng thuốc giảm đau

Sai lầm khi dùng thuốc giảm đau

15-11-2013
Sống khỏe

Trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm đau với tên thương mại và biệt dược khác nhau. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy tác dụng và không gây phản ứng phụ nếu trong sử dụng không phạm những sai lầm dưới đây.

Dùng thuốc quá liều

Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường.

Đặc biệt với thuốc giảm đau bạn chỉ nên dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Không phải cứ dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp cơn đau một cách biến mất một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn.

Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, thuốc không phát huy tác dụng của nó và còn gây hại đến chức năng gan.

thuốc Lưu ý liều lượng khi sử dụng thuốc

Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích

Có những người do sợ vị đắng mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa caffeine...

Tuy nhiên điều này rất phản khoa học. Đặc biệt việc dùng những đồ uống có cồn để uống thuốc sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm độc cơ thể, đi ngược lại lợi ích của thuốc.

Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu đường tiêu hóa.

Hơn nữa thói quen uống thuốc sai cách này còn rất có hại cho gan. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.

Uống thuốc khi lao động, lái xe

Theo nhiều nghiên cứu, thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng, mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái, không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lao động, lái xe...

Dùng theo đơn thuốc của người khác

Việc bác sĩ kê đơn sử dụng loại thuốc giảm đau phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người và tùy theo độ tuổi. Chính vì vậy, không thể dùng đơn thuốc giảm đau của người này dành cho người khác.

thuốc Không dùng thuốc theo đơn của người khác

Không quan tâm đến tương tác thuốc

Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuốc có thể gây nên hiện tượng tương tác thuốc với loại thuốc giảm đau và ngược lại. Ví dụ như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc đái tháo đường.

Bẻ thuốc

Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Việc làm này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng, không phát huy hiệu quả chữa bệnh mà lại có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay