Rối loạn trầm cảm tái diễn là sự tái lại các dấu hiệu trầm cảm đã có trước đó. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị sớm vì nó tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, thậm chí đáng sợ hơn đợt trầm cảm trước đó.
Rối loạn trầm cảm tái diễn là như thế nào?
Rối loạn trầm cảm tái diễn hiểu một cách đơn giản là sự tái phát lại các dấu hiệu trầm cảm sau khi điều trị. Theo thống kê, có đến 50% các trường hợp mắc bệnh trầm cảm bị tái lại sau đó và những trường hợp tái lại này chiếm ⅔ những ca tự tử do trầm cảm.
Cũng như trầm cảm, rối loạn trầm cảm được chia thành các giai đoạn khác nhau. Cụ thể gồm 4 giai đoạn là:
Rối loạn trầm cảm tái diễn nhẹ
Rối loạn trầm cảm tái diễn vừa
Rối loạn trầm cảm tái diễn nặng không triệu chứng loạn thần
Rối loạn trầm cảm tái diễn thuyên giảm
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Mỗi giai đoạn thường kéo dài tối thiểu 6 tháng.
Các dấu hiệu rối loạn trầm cảm tái diễn
Tùy vào giai đoạn mắc bệnh, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc rối loạn trầm cảm tái diễn sẽ có những triệu chứng dưới đây:
Thường xuyên cảm thấy chán nản, ủ rũ, tuyệt vọng
Khí sắc suy giảm rõ rệt
Không có hứng thú với các hoạt động bên ngoài dù trước đây vô cùng yêu thích
Thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ
Cơ thể thiếu sức sống
Trở nên nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt, xúc động, tức giận vô cớ
Chán ăn, ăn không ngon miệng, cân nặng thay đổi thất thường
Mất tập trung, giảm chú ý
Ngại giao tiếp, trò chuyện, không muốn gặp gỡ ai
Thường xuyên cảm thấy bản thân mình vô dụng, không có ý nghĩa gì với cuộc sống
Trí nhớ suy giảm, khó khăn trong việc ghi nhớ
Trường hợp nặng thường có suy nghĩ về cái chết và lên kế hoạch cho việc tự kết liễu đời mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu người bệnh đã từng trải qua 2 đợt trầm cảm thì khả năng tái lại lần 3 là rất cao, đến 80%. Nếu từng trải qua 3 đợt trầm cảm thì khả năng tái lại là 90% và cứ tăng lần lên.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm tái diễn
Trầm cảm có thể tự khỏi hoặc điều trị nhanh chóng nếu trong giai đoạn nhẹ và không để lại di chứng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, người bệnh có thể bị tái lại. Trong đó, có thể kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ gây rối loạn trầm cảm tái diễn là:
Gặp các sang chấn tâm lý mới sau khi điều trị trầm cảm chưa lâu
Phải đối mặt với nhiều áp lực như vấn đề tài chính, chuyện gia đình, con cái…
Có những thay đổi sốc trong cuộc sống thường ngày như ly hôn, người thân mất
Từng bị trầm cảm nặng trước đó mà chưa điều trị dứt điểm
Lạm dụng rượu bia, chất kích thích
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh trầm cảm
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh sau khi điều trị trầm cảm
Lặp lại các nguyên nhân gây trầm cảm trước đó
Mắc các rối loạn tâm thần khác
Bên cạnh đó, độ tuổi (trên 30 tuổi) và giới tính (nữ) cũng là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ tái phát trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm tái diễn có nguy hiểm hơn đợt trầm cảm trước đó không?
Trầm cảm hoặc trầm cảm tái diễn đều được chia thành nhiều giai đoạn, mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng. Nếu chỉ trầm cảm nhẹ thì khi tái phát bệnh cũng không quá đáng lo ngại, người bệnh chỉ cần điều trị theo bác sĩ chuyên khoa trong thời gian ngắn là chữa khỏi.
Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, trầm cảm tái diễn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm hơn. Nếu lần trước cảm trước đó chỉ dừng lại ở việc thường xuyên lo lắng thái quá, mệt mỏi, stress thì khi tái diễn người bệnh có thể có những triệu chứng nặng hơn vì dụ như nghĩ đến việc tự sát và lên kế hoạch tự sát.
Tóm lại việc rối loạn trầm cảm tái diễn có nguy hiểm hơn hay không đều tùy thuộc vào giai đoạn mắc bệnh và cùng tùy vào mỗi người, không ai giống ai.
Rối loạn trầm cảm tái diễn có chữa được không?
Câu trả lời là có. Rối loạn trầm cảm tái diễn hay rối loạn trầm cảm đều có thể chữa khỏi nếu người bệnh kiên trì điều trị và tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong thời gian điều trị, nên uống đúng thuốc, đúng liều, không tự ý đổi thuốc hoặc đổi thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, phải tái khám định kỳ cho đến khi khỏi hẳn.
Các biện pháp điều trị rối loạn trầm cảm tái diễn
Để khắc phục chứng rối loạn trầm cảm tái diễn, bác sĩ sẽ phải thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh rồi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị rối loạn trầm cảm tái diễn gồm:
Sử dụng thuốc
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Một số thuốc được sử dụng có thể gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc gây ngủ, thuốc tăng cường tuần hoàn não và một số vitamin cần thiết.
Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc
Nên dùng thuốc theo khung giờ cố định
Không sử dụng chất kích thích trong thời gian sử dụng thuốc
Nếu có bất thường gì thì cần báo ngay với bác sĩ.
Tâm lý trị liệu
Rối loạn trầm cảm tái diễn là bệnh tâm lý, tâm thần nên việc sử dụng liệu pháp tâm lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Thông qua trò chuyện, trao đổi, bác sĩ sẽ được nguyên nhân gây bệnh và từ đó đưa ra những lời khuyên, liệu pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp chữa trị một cách triệt để và hạn chế nguy cơ tái diễn về sau.
Việc điều trị tâm lý cần kiên trì, thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Tùy vào tình trạng mỗi người bệnh, chuyên gia tâm lý có thể đưa ra một số liệu pháp phù hợp như: liệu pháp âm nhạc, liệu pháp cá nhân, kết hợp thư giãn tập luyện…
Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến khích người nhà tham gia cùng bệnh nhân để giúp đạt được hiệu quả tốt hơn.
Điều chỉnh lối sống
Thay đổi thói quen, lối sống, cách suy nghĩ… là cách làm hiệu quả trong việc điều trị rối loạn trầm cảm tái diễn.
Người bệnh nên thực hiện một lối sống lành mạnh như: ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tránh xa rượu bia, chất kích thích, thực hiện các hoạt động yêu thích như nghe nhạc, vẽ tranh… để giúp giải tỏa tâm lý.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên gặp gỡ người thân, bạn bè, trò chuyện cởi mở với họ hơn để tâm trạng luôn được thoải mái, có vấn đề gì thì nên chia sẻ, không nên giấu kỹ và ôm đồm một mình sẽ dễ bị stress hơn.
Rối loạn trầm cảm tái diễn là tình trạng đáng lo ngại nên cần được phát hiện và điều trị sớm với chuyên gia tâm lý giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng về các liệu pháp trị liệu cho người bệnh.
Tại Hà Nội, khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần BV Hồng Ngọc là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu tư vấn và thăm khám sức khỏe tinh thần. Đăng ký khám và điều trị tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện hàng đầu Thủ đô.
Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/