Rối loạn trầm cảm: phát hiện sớm ngăn ngừa nguy cơ gây hại

Rối loạn trầm cảm: phát hiện sớm ngăn ngừa nguy cơ gây hại

01-06-2023

Rối loạn trầm cảm không chỉ khiến cuộc sống của người bệnh u uất, buồn tẻ mà thậm chí còn nhen nhóm trong họ suy nghĩ và hành vi tự sát. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ gây hại.

Nguyên nhân gây rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hoặc do tổng hợp nhiều nguyên nhân tạo thành. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn trầm cảm bao gồm:

Di truyền

Nếu trong gia đình có người đang bị hoặc từng bị rối loạn trầm cảm thì người thân của họ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn những người khác.

Yếu tố tâm lý

Những căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống, đặc biệt là sự bạo hành, chia rẽ sẽ khiến tâm lý của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, những người bị rối loạn trầm cảm nặng do tâm lý tác động rất dễ bị tái lại sau đó.

Những ai có xu hướng thường xuyên lo âu có dễ có nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm. Cùng với đó, các rối loạn tâm thần khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

roi loan tram cam Rối loạn trầm cảm liên quan trực tiếp đến yếu tố tâm lý, tinh thần

Nguyên nhân khác

Bên cạnh 2 nguyên nhân phổ biến kể trên, còn có một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến rối loạn trầm cảm là:

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do họ thường đáp ứng mạnh với căng thẳng, hay suy nghĩ, hoặc do thay đổi nội tiết xảy ra khi mang thai, mãn kinh…

  • Sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn điều hòa nội tiết thần kinh ở các vùng dưới đồi, vùng tuyến giáp, tuyến yên... cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn trầm cảm.

Các loại rối loạn trầm cảm và triệu chứng điển hình

Rối loạn trầm cảm được chia thành nhiều loại khác nhau với những triệu chứng điển hình cho từng loại. Bao gồm:

Rối loạn đơn cực

Với dạng rối loạn trầm cảm này, người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác đau khổ, khí sắc trầm uất… Một số đặc điểm nhận dạng khác như: thiếu biểu hiện khuôn mắt, giao tiếp bằng mắt kém, cử động cơ thể ít.

Ngoài ra, họ sẽ có nhiều hơn 5 triệu chứng gần như xuất hiện mỗi ngày như:

  • Không còn thích thú, giảm sự quan tâm đến các hoạt động trong ngày

  • Mệt mỏi, mất năng lượng

  • Có cảm giác bản thân mình vô dụng, hoặc tội lỗi với cuộc đời

  • Có thể tăng cân hoặc giảm cân bất thường

  • Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Giảm sự tập trung, giảm khả năng suy nghĩ

  • Có thể nghĩ đến cái chết, tự lên kế hoạch cho việc tự sát

Người bị trầm cảm thường rơi vào trạng thái buồn bã, u uất

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

Ở dạng rối loạn trầm cảm này, các triệu chứng thường kéo dài trên 2 năm mà không thuyên giảm. 

Triệu chứng trầm cảm xuất hiện âm thầm và có thể tồn tại nhiều năm. Người bệnh thường có biểu hiện: ảm đạm, sống nội tâm, bi quan, tự phán xét bản thân hoặc người khác một cách thái quá, hay phàn nàn… 

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm dai dẳng phải có nhiều hơn 2 triệu chứng dưới đây kéo dài trên 2 năm.

  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

  • Thường xuyên mệt mỏi, không có năng lượng

  • Thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Kém tập trung, gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định

  • Thường xuất hiện cảm giác tuyệt vọng.

Rối loạn đau buồn kéo dài

Rối loạn cảm xúc này thường xảy ra khi người bệnh mất người thân. Nói cách khác thì nó liên quan đến sự mất mát, từ đó dẫn đến buồn đau và gây trầm cảm.

Loại trầm cảm đau buồn này thường kéo dài 1 năm hoặc lâu hơn. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng rối loạn trầm cảm dưới đây:

  • Đau đớn kéo dài

  • Không tin vào thực tế

  • Cô đơn dữ dội

  • Hạn chế nhắn nhở về sự mất mát, chia ly

  • Có cảm giác vô nghĩa với cuộc đời

  • Khó tham gia nhiệt tình vào các hoạt động đang diễn ra của thực tại.

Người bị rối loạn trầm cảm nặng còn có ý nghĩ đến việc tự sát

Rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt

Dạng rối loạn trầm cảm này chỉ xuất hiện ở nữ giới, liên quan đến các triệu chứng âu lo và khí sắc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này xuất hiện ở hầu hết các chu kỳ kinh nguyệt diễn ra nhiều năm qua của người bệnh.

Với loại rối loạn trầm cảm này, người bệnh sẽ xuất hiện ít nhất 5 trong số các biểu hiện dưới đây:

  • Thay đổi khí sắc, ví dụ như tự nhiên thấy buồn, muốn khóc

  • Lo lắng, căng thẳng, có cảm giác chơi vơi

  • Cáu kỉnh, tức giận với cả những vấn đề bình thường

  • Có cảm giác tuyệt vọng, suy nghĩ tự hối lỗi

  • Khó tập trung

  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

  • Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Thường cảm thấy quá tải, kiệt quệ, không kiểm soát

  • Có biểu hiện đau tức ngực, đau khớp hoặc cơ.

Cần làm gì để đối phó với chứng rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm liên quan chặt chẽ đến yếu tố tinh thần nên việc thăm khám và điều trị với bác sĩ tâm lý là hết sức cần thiết.

Bác sĩ sẽ khám, hỏi han, trò chuyện để chẩn đoán được loại rối loạn trầm cảm mà người bệnh đang mắc phải cũng như đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Song song với trị liệu tâm lý, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc chống trầm cảm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tốt hơn.

Khi điều trị rối loạn trầm cảm, rất cần đến một bác sĩ có chuyên môn cao cũng như tận tâm với người bệnh để đồng hành cùng họ trên suốt chặng đường chữa bệnh vì bệnh tâm lý thường mất khá nhiều thời gian để điều trị khỏi. Vì vậy, vai trò của bác sĩ là rất quan trọng, người bệnh cần lựa chọn được bác sĩ có chuyên môn và phù hợp nhất với mình.

Trị liệu tâm lý cùng bác sĩ để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh

Tại Hà Nội, khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần BV Hồng Ngọc là địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu tư vấn và thăm khám sức khỏe tinh thần. Đăng ký khám và điều trị tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại bệnh viện hàng đầu Thủ đô.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay