Bệnh rối loạn thần kinh tim có các biểu hiện gây lầm tưởng giống với bệnh tim thực thể: đổ mồ hôi, khó thở, run tay chân, trống ngực… Người bệnh với nhịp tim bị rối loạn hơn, mắc chứng lo âu nặng hơn, nếu như không có phương án điều trị thích hợp.
Mắc rối loạn thần kinh tim có biểu hiện gì?
Hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng là tiền đề khởi phát bệnh rối loạn thần kinh tim. Thông thường, hệ thần kinh thực vật sẽ tự động kiểm soát các hoạt động bài tiết mồ hôi, hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,....
Tình trạng mất cân bằng gây nên nhiều triệu chứng bất thường: khó thở, vã mồ hôi, tim đập nhanh/ không đều, trống ngực,... Các triệu chứng khác cũng khá phổ biến như: đau tức ngực/ đau tim, người mệt mỏi, rệu rã. Từ đó, người bệnh gặp nhiều vấn đề hơn khiến chất lượng cuộc sống cũng giảm theo.
Rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn lo âu mà ít người biết đến
Các dấu hiệu điển hình của bệnh, có thể kể đến như: khó thở, đau ngực, hồi hộp, trống ngực, chóng mặt,…
Khó thở
Người bệnh rối loạn thần kinh tim cảm thấy khó thở dù không mắc bệnh lý ở phổi. Tình trạng ngộp thở, hụt hơi diễn ra thường xuyên với người bệnh rối loạn thần kinh tim. Khó khăn khi hít thở khiến người bệnh thường rướn người lên trước.
Do vậy, bệnh nhân có xu hướng hạn chế tới nơi đông người, dễ chịu hơn khi những nơi thoáng mát hoặc gần cửa sổ.
Đau ngực
Người bệnh đau bất thường ở ngực mà không có nguyên nhân. Các cơn đau thắt, đau nhói diễn ra thường xuyên.
Hồi hộp, trống ngực liên tục
Tình trạng hồi hộp, trống ngực diễn ra với tần suất nhiều nếu như bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh tim. Khi chưa được chẩn đoán tình trạng, bệnh nhân lo lắnh nhiều hơn khiến cho triệu chứng càng nghiêm trọng theo thời gian.
Chóng mặt
Tình trạng hạ huyết áp và hạn chế tuần hoàn máu diễn ra thường xuyên, bởi bệnh nhân dễ bị chóng mặt, choáng váng, mệt xỉu. Điều này xảy ra bất chợt, khiến bệnh nhân khó kiểm soát, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Tay chân đổ mồ hôi, run rẩy
Khi hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng, triệu chứng run chân tay, đổ mồ hôi, run rẩy mất kiểm soát diễn ra nhiều hơn.
Tình trạng tăng thông khí rất nguy hiểm với bệnh nhân rối loạn thần kinh tim. Bệnh nhân bị kích động, khó thở, hốt hoảng,... gây ảnh hưởng đến việc hô hấp. Trong nhiều trường hợp, các cơn co thắt nghiêm trọng hơn, khiến bệnh nhân bị ngất xỉu, bất tỉnh do thiếu không khí.
Mất ngủ
Tình trạng trằn trọc, ngủ không ngon giấc, khó vào giấc diễn ra thường xuyên. Bệnh nhân thường có nhiều suy nghĩ, khó buông bỏ các vấn đề của bản thân. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết, là biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh tim.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
Nguyên nhân khởi phát rối loạn thần kinh tim
"Rối loạn thần kinh tim có tự khỏi không?" - Bệnh nhân nên tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh để tìm ra câu trả lời:
Rối loạn nồng độ icon cơ tim
Bệnh nhân khi sốt cao thường dễ bị mất nước. Điều này khiến tình trạng rối loạn nồng độ icon cơ tim xảy ra. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc cũng là một trong các nguyên nhân.
Tác động xấu của môi trường
Tình trạng ô nhiễm do: khói bụi, tiếng ồn lớn,… có ảnh hưởng gây khởi phát bệnh rối loạn thần kinh tim.
Chấn thương tâm lý
Khi thay đổi cảm xúc quá nhiều, thay đổi đột ngột, gặp áp lực lớn trong cuộc sống; con người sẽ bị chấn thương tâm lý. Khi các cảm xúc tiêu cực quá nhiều, không được chữa trị, chúng trở nên trầm trọng, khởi phát thành bệnh.
Thói quen sống không lành mạnh
Ảnh hưởng từ thói quen sống không lành mạnh còn gây nên áp lực lên tâm lý con người. Các chất kích thích làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm rối loạn nhịp sinh hoạt của cơ thể.
Bệnh rối loạn thần kinh tim là bệnh tâm lý, tâm thần mà người bệnh cần quan tâm. Tuy nhiên, bệnh lại gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Do vậy bệnh nhân cần điều trị sớm, tránh những diễn biến không mong muốn.
Những chấn động lớn về mặt cảm xúc gây rối loạn chức năng cơ quan và khởi phát thành rối loạn thần kinh tim
Cách điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim
Bệnh nhân rối loạn thần kinh tim sẽ được chẩn đoán và điều trị cùng bác sĩ tâm lý. Bệnh lý này rất khó để phát hiện, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát khi được điều trị đúng phác đồ. Bệnh nhân sau điều trị sẽ sinh hoạt bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống ở mức tốt.
Điều trị nội khoa
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh phương án điều trị nội khoa. Bệnh sẽ được cải thiện dần, rõ rệt trong 4 - 10 tuần. Sau đó, bệnh nhân cần duy trì sử dụng thuốc để tránh tái phát bệnh.
Danh mục thuốc: thuốc chống loạn thần, thuốc giải lo âu, thuốc an thần, thuốc chẹn beta, thuốc trầm cảm,… Cần lưu ý sử dụng đúng giờ, đúng chỉ định, đúng đơn thuốc.
Bệnh nhân rối loạn thần kinh tim cần điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm
Điều trị tâm lý
Bệnh nhân cần giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, tránh thay đổi cảm xúc đột ngột. Các yếu tố gây căng thẳng cũng cần được loại bỏ để tránh nguy cơ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Tinh thần vui vẻ, lạc quan
Thường xuyên trao đổi với bác sĩ phụ trách điều trị
Giải tỏa áp lực bằng tập thể dục, thể thao
Tâm sự với người thân, chủ động kết nối với mọi người
Bệnh lý rối loạn thần kinh tim cần được điều trị từ sớm. Bệnh nhân hãy chủ động nhận chẩn đoán và tiến hành điều trị sớm nhất.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Bệnh rối loạn thần kinh tim có các biểu hiện gây lầm tưởng giống với bệnh tim thực thể: đổ mồ hôi, khó thở, run tay chân, trống ngực… Người bệnh với nhịp tim bị rối loạn hơn, mắc chứng lo âu nặng hơn, nếu như không có phương án điều trị thích hợp.
Mắc rối loạn thần kinh tim có biểu hiện gì?
Hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng là tiền đề khởi phát bệnh rối loạn thần kinh tim. Thông thường, hệ thần kinh thực vật sẽ tự động kiểm soát các hoạt động bài tiết mồ hôi, hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,....
Tình trạng mất cân bằng gây nên nhiều triệu chứng bất thường: khó thở, vã mồ hôi, tim đập nhanh/ không đều, trống ngực,... Các triệu chứng khác cũng khá phổ biến như: đau tức ngực/ đau tim, người mệt mỏi, rệu rã. Từ đó, người bệnh gặp nhiều vấn đề hơn khiến chất lượng cuộc sống cũng giảm theo.
Rối loạn thần kinh tim là một dạng rối loạn lo âu mà ít người biết đến
Các dấu hiệu điển hình của bệnh, có thể kể đến như: khó thở, đau ngực, hồi hộp, trống ngực, chóng mặt,…
Khó thở
Người bệnh rối loạn thần kinh tim cảm thấy khó thở dù không mắc bệnh lý ở phổi. Tình trạng ngộp thở, hụt hơi diễn ra thường xuyên với người bệnh rối loạn thần kinh tim. Khó khăn khi hít thở khiến người bệnh thường rướn người lên trước.
Do vậy, bệnh nhân có xu hướng hạn chế tới nơi đông người, dễ chịu hơn khi những nơi thoáng mát hoặc gần cửa sổ.
Đau ngực
Người bệnh đau bất thường ở ngực mà không có nguyên nhân. Các cơn đau thắt, đau nhói diễn ra thường xuyên.
Hồi hộp, trống ngực liên tục
Tình trạng hồi hộp, trống ngực diễn ra với tần suất nhiều nếu như bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh tim. Khi chưa được chẩn đoán tình trạng, bệnh nhân lo lắnh nhiều hơn khiến cho triệu chứng càng nghiêm trọng theo thời gian.
Chóng mặt
Tình trạng hạ huyết áp và hạn chế tuần hoàn máu diễn ra thường xuyên, bởi bệnh nhân dễ bị chóng mặt, choáng váng, mệt xỉu. Điều này xảy ra bất chợt, khiến bệnh nhân khó kiểm soát, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Tay chân đổ mồ hôi, run rẩy
Khi hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng, triệu chứng run chân tay, đổ mồ hôi, run rẩy mất kiểm soát diễn ra nhiều hơn.
Tình trạng tăng thông khí rất nguy hiểm với bệnh nhân rối loạn thần kinh tim. Bệnh nhân bị kích động, khó thở, hốt hoảng,... gây ảnh hưởng đến việc hô hấp. Trong nhiều trường hợp, các cơn co thắt nghiêm trọng hơn, khiến bệnh nhân bị ngất xỉu, bất tỉnh do thiếu không khí.
Mất ngủ
Tình trạng trằn trọc, ngủ không ngon giấc, khó vào giấc diễn ra thường xuyên. Bệnh nhân thường có nhiều suy nghĩ, khó buông bỏ các vấn đề của bản thân. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết, là biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh tim.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
Nguyên nhân khởi phát rối loạn thần kinh tim
"Rối loạn thần kinh tim có tự khỏi không?" - Bệnh nhân nên tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh để tìm ra câu trả lời:
Rối loạn nồng độ icon cơ tim
Bệnh nhân khi sốt cao thường dễ bị mất nước. Điều này khiến tình trạng rối loạn nồng độ icon cơ tim xảy ra. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc cũng là một trong các nguyên nhân.
Tác động xấu của môi trường
Tình trạng ô nhiễm do: khói bụi, tiếng ồn lớn,… có ảnh hưởng gây khởi phát bệnh rối loạn thần kinh tim.
Chấn thương tâm lý
Khi thay đổi cảm xúc quá nhiều, thay đổi đột ngột, gặp áp lực lớn trong cuộc sống; con người sẽ bị chấn thương tâm lý. Khi các cảm xúc tiêu cực quá nhiều, không được chữa trị, chúng trở nên trầm trọng, khởi phát thành bệnh.
Thói quen sống không lành mạnh
Ảnh hưởng từ thói quen sống không lành mạnh còn gây nên áp lực lên tâm lý con người. Các chất kích thích làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm rối loạn nhịp sinh hoạt của cơ thể.
Bệnh rối loạn thần kinh tim là bệnh tâm lý, tâm thần mà người bệnh cần quan tâm. Tuy nhiên, bệnh lại gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Do vậy bệnh nhân cần điều trị sớm, tránh những diễn biến không mong muốn.
Những chấn động lớn về mặt cảm xúc gây rối loạn chức năng cơ quan và khởi phát thành rối loạn thần kinh tim
Cách điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim
Bệnh nhân rối loạn thần kinh tim sẽ được chẩn đoán và điều trị cùng bác sĩ tâm lý. Bệnh lý này rất khó để phát hiện, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát khi được điều trị đúng phác đồ. Bệnh nhân sau điều trị sẽ sinh hoạt bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống ở mức tốt.
Điều trị nội khoa
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh phương án điều trị nội khoa. Bệnh sẽ được cải thiện dần, rõ rệt trong 4 - 10 tuần. Sau đó, bệnh nhân cần duy trì sử dụng thuốc để tránh tái phát bệnh.
Danh mục thuốc: thuốc chống loạn thần, thuốc giải lo âu, thuốc an thần, thuốc chẹn beta, thuốc trầm cảm,… Cần lưu ý sử dụng đúng giờ, đúng chỉ định, đúng đơn thuốc.
Bệnh nhân rối loạn thần kinh tim cần điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm
Điều trị tâm lý
Bệnh nhân cần giữ trạng thái vui vẻ, ổn định, tránh thay đổi cảm xúc đột ngột. Các yếu tố gây căng thẳng cũng cần được loại bỏ để tránh nguy cơ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Tinh thần vui vẻ, lạc quan
Thường xuyên trao đổi với bác sĩ phụ trách điều trị
Giải tỏa áp lực bằng tập thể dục, thể thao
Tâm sự với người thân, chủ động kết nối với mọi người
Bệnh lý rối loạn thần kinh tim cần được điều trị từ sớm. Bệnh nhân hãy chủ động nhận chẩn đoán và tiến hành điều trị sớm nhất.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội