Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện và điều trị sớm rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em giúp tăng cơ hội để các em hòa nhập cộng đồng và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là bệnh gì?
Rối loạn ngôn ngữ là một loại rối loạn về giao tiếp. Trẻ mắc bệnh này thường gặp khó khăn để hiểu và giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, trẻ cũng gặp khó khăn với việc viết và trình bày bằng chữ viết.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chia thành 2 dạng là:
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mà mình nghe và đọc.
Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Ở dạng này, có thể trẻ hiểu vấn đề nhưng lại cảm thấy khó khăn khi nói, diễn đạt và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Tùy vào dạng rối loạn ngôn ngữ mà trẻ mắc phải, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Những em bé mắc rối loạn này thường cảm thấy khó khăn khi tiếp nhận những gì mình nghe và nhìn thấy. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của trẻ. Trẻ cảm thấy khó khăn trong việc:
Học từ mới
Hiểu những gì mọi người nói
Hiểu khái niệm và ý tưởng từ lời nói của người khác
Hiểu được những hành động, cử chỉ của mọi người
Hiểu những gì trẻ đọc được
Trả lời câu hỏi của người khác
Làm theo hướng dẫn

Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt thường gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ có khả năng hiểu những gì mình nghe và nhìn thấy nhưng lại không biết cách bày tỏ những gì mình nghĩ, mình biết và cảm xúc của chính mình.
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ gặp khó khăn trong việc:
Bày tỏ cảm xúc
Trình bày suy nghĩ và ý tưởng
Sử dụng từ ngữ chính xác
Kể chuyện
Đặt câu hỏi
Hát hoặc đọc thơ
Sử dụng cử chỉ
Nói tên các con vật, sự vật
Rối loạn phát âm.
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Việc trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:
Trẻ bị tổn thương não do dị tật bẩm sinh, tai nạn
Trẻ bị hở hàm ếch nên gây trở ngại cho việc không khí đi qua cổ họng, mũi và miệng
Trẻ gặp các vấn đề về thính lực
Trẻ mắc một số rối loạn bẩm sinh như bại não, dẫn đến nói lắp
Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, biểu đạt và tiếp thu kiến thức ở trẻ. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cũng gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động vui chơi với bạn bè. Trong khi đó, đây là giai đoạn trẻ học tập và tiếp nhận nhiều kiến thức mới nên việc bị rối loạn ngôn ngữ sẽ phần nhiều tác động đến sự phát triển của trẻ.

Một số rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường gặp là nói lắp, chậm nói, nói sai ngữ pháp, nói ngọng. Việc nói lắp, nói ngọng và chậm nói sẽ khiến trẻ thiếu tự tin và kém hòa nhập với mọi người xung quanh. Việc khó hiểu và tiếp nhận những gì nhìn thấy, nghe thấy cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ.
Biện pháp khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Tùy theo các biểu hiện của trẻ, ba mẹ sẽ có những giải pháp hỗ trợ bé hiệu quả. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có thể được cải thiện bằng những biện pháp dưới đây:
Khắc phục rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, trẻ chậm nói
Với những trường hợp trẻ chậm nói, có thể thực hiện các biện pháp sau:
Diễn tả thành lời nói những việc bạn làm cho con hiểu, đồng thời cũng giúp con mở rộng vốn từ và khuyến khích bé nói theo mẹ.
Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động để mở rộng vốn từ mới cho bé. Hãy cho bé chơi đùa với mọi người, được nghịch cát, chạy nhảy… để vừa tăng khả năng giao tiếp với thế giới xung quanh, vừa hỗ trợ bé học nói nhanh hơn.
Đọc sách cùng con mỗi ngày với những cuốn truyện tranh đầy hình thù ngộ nghĩnh và sắc màu để giúp con làm quen thêm nhiều từ mới, biết cách gọi tên các con vật, đồ vật và khuyến khích con phát âm theo lời mẹ.
Hát cho trẻ nghe cũng là cách hỗ trợ trẻ chậm nói. Những âm điệu của bài hát giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn.
Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, trẻ nói lắp
Nói lắp là rối loạn lời nói mà trong đó dòng chảy bình thường của lời nói bị phá hủy bởi những âm thanh, từ ngữ kéo dài. Trẻ cũng gặp khó khăn khi bắt đầu câu nói. Đa số chứng nói lắp đều được khắc phục khi trẻ lớn lên.
Để hỗ trợ trẻ cải thiện chứng nói lắp, ba mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Nói chuyện với trẻ một cách từ tốn, chậm rãi.
Hãy giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện cùng con.
Động viên để trẻ không cảm thấy tự ti và giúp con cố gắng luyện nói mỗi ngày.
Các thành viên trong gia đình tạo thói quen không tranh nhau nói, không cắt ngang lời khi người khác đang nói để giúp trẻ dễ tiếp nhận thông tin cũng như không cảm thấy sợ khi phải nói chuyện với nhiều người.
Luôn vui vẻ và kiên nhẫn khi giao tiếp với trẻ để con cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng. Nếu căng thẳng tình trạng nói lắp của con càng trầm trọng hơn.
Khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ từ sớm
Việc khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ từ sớm sẽ giúp con có được vốn từ phong phú và cũng mang đến cho con sự tự tin và nhiều kỹ năng giao tiếp hơn. Để thực hiện được điều này, ba mẹ có thể thực hiện các cách dưới đây:

Hãy bắt đầu nói chuyện với trẻ ngay từ khi trẻ mới chào đời và duy trì nói chuyện thường xuyên với con.
Khi bé ừ, à, bi bô tập nói, hãy đáp lại lời của con.
Chơi đùa với trẻ từ những trò chơi đơn giản như ú òa đến những trò phức tạp hơn.
Khuyến khích trẻ kể chuyện, ca hát… để bé tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hát và đọc truyện cho bé nghe hằng ngày để tăng thêm vốn từ cho con.
Khi bạn làm việc hay ăn uống món gì đó, hãy gọi tên những việc bạn làm để giới thiệu với bé, giúp con hiểu thêm về nhiều sự vật xung quanh mình.
Cho bé tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi cùng bạn bè nhiều hơn.
Việc khuyến khích trẻ tập nói sớm sẽ giúp ích cho sự phát triển ngôn ngữ của con sau này.
Biện pháp phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự phát triển của các bé. Để phòng tránh tình trạng này, ba mẹ nên chủ động có những biện pháp từ sớm, đừng đợi đến khi con bị rối loạn ngôn ngữ mới lo đi chữa.
Trong giai đoạn trẻ tập nói (0 - 3 tuổi), hãy hạn chế tối đa việc cho trẻ xem tivi, điện thoại, máy tính bảng…. vì việc tập trung ngồi trước màn hình điện tử quá lâu khiến con không có thời gian giao tiếp với mọi người xung quanh, chỉ biết tiếp nhận thông tin qua những gì mà con nhìn thấy trên tivi, điện thoại. Khi trẻ ngồi xem con cũng chỉ biết xem chứ không nói chuyện nên sẽ hạn chế khả năng học nói và luyện tập việc nói, từ đó có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Mỗi ngày, hãy dành thời gian để vui chơi, trò chuyện và hát cùng con để tạo nhiều cơ hội cho con được nói. Trong trường hợp con ít nói, nói không rõ… thì đừng trách mắng hay tạo áp lực cho con, hãy khuyến khích và động viên để con cố gắng hoàn thiện hơn.
Nếu con bị rối loạn ngôn ngữ, chậm nói… ba mẹ có thể đưa con đi khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán tình trạng của con cũng như đưa ra biện pháp can thiệp sớm để con nhanh chóng được hòa nhập với mọi người và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

Tại BV Hồng Ngọc, trẻ chậm nói sẽ được thăm khám và tư vấn bởi Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị tự kỷ, chậm nói ở trẻ. Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:
Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội
Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục
Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…
Rối nhiễu cảm xúc, hoảng sợ mãnh liệt với những sự việc hết sức bình thường như cắt tóc, ánh sáng…
Khó khăn với việc xếp hàng và chờ đến lượt
12 tháng chưa biết bập bẹ, 16 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và 24 tháng tuổi trẻ không thể nói được câu nào gồm 2 từ
Những trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho trẻ em Việt Nam, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
Đặc biệt, từ 01/4 – 30/04/2023, Bệnh viện Hồng Ngọc dành tặng ưu đãi vô cùng hấp dẫn cho khách hàng: Giảm ngay 50% phí khám tâm lý cho trẻ em cùng Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện. Ưu đãi áp dụng với 50 khách hàng đầu tiên đăng ký trong thời gian tháng 4. Những trường hợp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ba mẹ có thể đưa bé đến thăm khám.
Đăng ký nhận ưu đãi tại đây:
Thông tin liên hệ:
KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC
– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline: 0947 616 006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc