Rối loạn ngôn ngữ dù ở trẻ em hay người lớn đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Phát hiện và điều trị bệnh sớm giúp người bệnh hòa nhập với thế giới xung quanh, hỗ trợ trẻ nhỏ được phát triển toàn diện và người lớn được sinh hoạt, làm việc như bao người khác.
Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng gì?
Ngôn ngữ có thể được thể hiện bằng lời nói, chữ viết hoặc hình thường. Mỗi hình thức ngôn ngữ đều cần quá trình học tập, rèn luyện, thực hành và nhận thức để được thể thể hiện đúng và đầy đủ nhất.
Rối loạn ngôn ngữ là những rối loạn mắc phải ở bất cứ thành phần và giai đoạn nào của quá trình nói trên. Nguyên nhân chủ yếu là do tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mất tính toàn vẹn chức năng của bán cầu não.
Phân loại rối loạn ngôn ngữ
Tùy thuộc vào tổn thương hệ thần kinh sẽ phân chia ra các loại rối loạn ngôn ngữ khác nhau. Các loại rối loạn ngôn ngữ phổ biến gồm:
Rối loạn ngôn ngữ Broca
Ở loại này, rối loạn ngôn ngữ được biểu hiện bằng sự thông hiểu tốt nhưng lại giảm khả năng lặp lại và giảm sự lưu loát. Ngoài ra, nó thường đi kèm với yếu liệt và mất cảm giác nửa người bên phải.

Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ
Đặc trưng của loại rối loạn này là lời nói lưu loát tốt, khả năng lặp lại tốt nhưng sự thông hiểu lại giảm. Người bệnh có thể nói những câu dài, rõ ràng, đúng ngữ pháp nhưng lại không tương xứng với câu hỏi.
Rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ
Đặc trưng của rối loạn này là sự thông hiểu tốt, lặp lại tốt nhưng lại không diễn đạt ngôn ngữ lưu loát được. Người bệnh thường hay thay đổi cách phát âm và giai điệu lời nói lộn xộn.
Rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp
Đây là sự kết hợp giữa rối loạn ngôn ngữ cảm xúc xuyên vỏ và rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ. Người bệnh có thể vừa mắc phải sự giảm lưu loát trong diễn đạt và cũng giảm sự thông hiểu trong khi khả năng lặp lại vẫn tốt. Biểu hiện cụ thể là người bệnh chỉ nói được những câu ngắn, những lời tự phát…
Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền
Đặc trưng của rối loạn này là khả năng thông hiểu và lưu loát tốt nhưng khả năng lặp lại giảm. Người bệnh có thể hiểu, trả lời lưu loát những câu hỏi dài nhưng khi được yêu cầu lặp lại một câu nói, kể lại câu chuyện thì lại khó khăn, lời nói trở nên lộn xộn.
Rối loạn ngôn ngữ Wernicke
Đặc trưng của rối loạn này là người bệnh vẫn tự nói được các câu dài một cách trơn tru, đúng ngữ pháp, nhịp điệu bình thường nhưng khả năng nghe hiểu và làm đúng hay trả lời đúng lại kém.

Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ
Đây là thể nặng nhất trong các loại rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh mất tất cả các chức năng diễn đạt, thông hiểu. Việc giao tiếp của họ vô cùng khó khăn vì không biết cách thể hiện, diễn đạt cũng như khó để hiểu được ý nghĩa lời nói của người khác.
Dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ
Ở mỗi đối tượng, tùy vào độ tuổi và loại rối loạn ngôn ngữ gặp phải, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Trong bài viết này sẽ chia các biểu hiện theo 2 nhóm đối tượng là người lớn và trẻ em.
Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Trẻ em mắc phải hội chứng này thường có những biểu hiện sau đây:
Thường lộn những từ ngữ có liên quan với nhau, ví dụ gọi các ghế là cái bàn.
Thường xuyên không nhớ tên gọi của đồ vật xung quanh, thay vào đó sẽ dùng “cái này”, “cái kia” để gọi chúng.
Thường xuyên quên từ và phải chế từ khác để thay thế.
Thường vô thức đảo trật tự từ, ví dụ “con vịt” lại nói thành “vịt con”.
Hay nói những câu tối nghĩa, vô nghĩa.
Chỉ hiểu được các câu nghĩa đen, không hiểu được những ẩn ý.
Khó tập trung khi nghe người khác nói.
Không ghi nhớ được những thông tin trong cuộc trò chuyện trước đó.
Không có hứng thú khi nói chuyện.
Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở người lớn
Người lớn mắc bệnh rối loạn ngôn ngữ thường có những biểu hiện sau:
Lo lắng khi phải nói chuyện hoặc thuyết trình công việc.
Gặp khó khăn trong các cuộc tán gẫu với mọi người.
Khó khăn khi phải trả lời câu hỏi của người khác, nhất là cấp trên, ngay cả khi đã biết câu trả lời.
Thường xuyên nghiêm trọng hóa những câu nói vốn rất bình thường.
Không theo kịp các cuộc họp trong công việc, nhất là những cuộc họp có nhiều người phát biểu.
Khó khăn khi phải làm theo hướng dẫn phức tạp.

Các phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ
Tùy thuộc vào mức độ, loại rối loạn ngôn ngữ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh.
Dưới đây là một số cách điều trị rối loạn ngôn ngữ thường được áp dụng:
Kiểm tra sức khỏe
Khi có những dấu hiệu bất thường về khả năng ngôn ngữ, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng, xác định đúng nguyên nhân. Điều này giúp loại trừ các bệnh lý liên quan đến thính giác hoặc do suy giảm giác quan.
Âm ngữ trị liệu
Phương pháp này càng được thực hiện sớm thì càng đem lại kết quả khả quan. Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân và mức độ rối loạn ngôn ngữ ở người lớn, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
Chăm sóc tại nhà
Bố mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp có thể hỗ trợ người bệnh bằng cách:
Tạo sự thoải mái giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, căng thẳng khi trò chuyện hoặc trao đổi công việc
Kiên nhẫn chờ đợi người bệnh đưa ra câu trả lời
Khi nói chuyện, nên nói chậm rãi, dễ hiểu, nhất là khi đặt câu hỏi.
Tâm lý trị liệu
Rối loạn ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc giao tiếp, trao đổi ý kiến khiến người bệnh hình thành tâm lý khó chịu, ức chế, tự ti, thậm chí có thể gây ra một số hành vi khó kiểm soát. Vì vậy, trị liệu với bác sĩ tâm lý là cách để người bệnh cân bằng cảm xúc và hành vi.

Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án can thiệp phù hợp, khuyến khích người bệnh phát triển ngôn ngữ tốt hơn để có thể hòa nhập với cộng động.
Tại BV Hồng Ngọc, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện là chuyên gia trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về tâm lý. Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý như: khó giao tiếp, thu mình, rối nhiễu cảm xúc…. ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho người dân Việt Nam!
Đăng ký thăm khám tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc