Polyp hậu môn là tên gọi chung để chỉ những khối u có kích thước khác nhau xuất hiện bên trong trong hậu môn. Vậy bị polyp hậu môn có nguy hiểm không, nhận biết và điều trị như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về bệnh
Polyp hậu môn là gì? Polyp hậu môn có nguy hiểm không?
Polyp hậu môn là các khối u có hình dạng tròn hoặc elip hình thành trên bề mặt bên trong tại khu vực ống hậu môn cũng như đường ruột, có cuống nhỏ giống như nấm, với kích thước thông thường nhỏ hơn 2,5cm.
Đa số polyp ở hậu môn là lành tính, có thể chữa khỏi dứt điểm, tuy nhiên điều kiện quan trọng là phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh, cụ thể:
Polyp hậu môn với số lượng nhiều hoặc khối polyp lớn có thể làm hẹp ống hậu môn, gây cản trở bài tiết, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi đại tiện
Nhiễm trùng hậu môn: Các cuống polyp sa ra ngoài cùng với dịch nhầy rất dễ làm hậu môn viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng
Nguy cơ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm, dẫn đến việc điều trị càng ngày càng khó và tăng mức độ nguy hiểm
Nguy cơ gây ra ung thư hậu môn - trực tràng
Trên lâm sàng, có 3 dạng polyp hậu môn phổ biến bao gồm:
Polyp dạng viêm, lành tính: Chiếm tỷ lệ lớn nhất tới khoảng 80%. Polyp hậu môn dạng viêm còn được gọi với tên gọi khác là polyp tăng sản. Đây là kết quả của phản ứng viêm ở mặt trong khu vực đại tràng – hậu môn. Dạng polyp này ít khi trở nên ác tính.
Polyp bạch huyết: Chiếm khoảng 15%
Polyp dạng u tuyến: Chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 5%. Tuy nhiên đây lại là dạng polyp có nguy cơ ác tính cao nhất. Kích thước polyp dạng u tuyến càng lớn thì nguy cơ xuất hiện tế bào ung thư trong polyp càng tăng.
Polyp hậu môn cũng có thể gặp ở trẻ em, gây ra tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể dẫn đến ung thư hậu môn.
Dấu hiệu nhận biết polyp hậu môn
Polyp hậu môn khá phổ biến và có các triệu chứng có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với các vấn đề hậu môn - trực tràng khác như trĩ, tiêu chảy, sa hậu môn trực tràng, lồng ruột…. Để nhận biết bệnh, có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng dưới đây:
Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu nhận biết polyp hậu môn khá rõ ràng. Để phân biệt với tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ thì máu khi đại tiện do polyp hậu môn thường có màu đỏ tươi, thường được phát hiện khi dùng giấy vệ sinh chứ không xuất hiện nhỏ giọt như trĩ ngoài hay nứt kẽ hậu môn.
Khối thịt thừa giống với trĩ tại khu vực hậu môn sau đại tiện. Tuy nhiên khi sa ra ngoài hậu môn, búi trĩ thường có màu đỏ/tím sẫm; hậu môn thường xuyên tiết dịch nên dễ bị ngứa, sưng mủ… Trong khi đó nếu là polyp hậu môn thì sẽ có cuống dài, thậm chí có thể bị rối xoắn gây khó chịu, gây đau đớn bên trong ống hậu môn.
Đau bụng: nếu polyp hậu môn có kích thước lớn hoặc quá nhiều sẽ làm hẹp ống hậu môn, gây ra bán tắc ruột khiến người bệnh gặp phải các cơn đau quặn bụng từng cơn
Đi ngoài phân lỏng: polyp ở hậu môn có thể gây ra nhu động ruột khiến bệnh nhân gặp nhiều vấn đề khi đại tiện như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày….
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: do polyp hay gây chảy máu, đau bụng nên sức khỏe người bệnh xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, choáng, xanh xao…
Các dấu hiệu khác: Một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng như nôn/ buồn nôn, sốt khó hạ…
Nguyên nhân gây ra polyp hậu môn
Nguyên nhân cụ thể gây ra polyp hậu môn vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, có một số yếu tố được xem có ảnh hưởng tới sự hình thành bệnh polyp hậu môn, bao gồm:
Di truyền: Trong trường hợp bố hoặc mẹ từng bị polyp ở hậu môn thì nguy cơ con bị polyp hậu môn cũng cao hơn bình thường
Cấu trúc hậu môn bất thường: Nếu hậu môn có cấu tạo hẹp hoặc cong, sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động đẩy phân ra ngoài, dẫn đến niêm mạc dễ bị nhiễm khuẩn, khiến hậu môn nhiễm khuẩn và hình thành polyp
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: dễ khiến hậu môn trầy xước, tổn thương, gây ra polyp
Vệ sinh kém: khiến hậu môn dễ bị nhiễm trùng và gặp nhiều các bệnh lý, trong đó có polyp hậu môn
Táo bón kéo dài: Phân khô cứng cùng với lực rặn mạnh khi đi đại tiện khiến niêm mạc bị cọ xát; gây trầy xước niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh:ít rau xanh, chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng hay thực phẩm chế biến sẵn… cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa; trong đó có polyp hậu môn
Một số bệnh lý khác góp phần làm tăng nguy cơ bị polyp hậu môn như bệnh lao, trĩ ngoại, áp xe hậu môn, tắc tĩnh mạch ở hậu môn…
Có thể thấy, đa số các triệu chứng polyp hậu môn là không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảnh khác, đặc biệt là bệnh trĩ. Ngoài ra, polyp hậu môn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến ung thư hậu môn – trực tràng.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ polyp hậu môn, cần đi thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín, để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, nhằm điều trị bệnh dứt điểm, tránh tái phát, tránh biến chứng.
Điều trị polyp hậu môn như thế nào?
Để phát hiện ra polyp hậu môn thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp như: nội soi đại tràng, nội soi đại tràng sigma, chụp X-quang, CT, MRI, xét nghiệm phân… Từ đó bác sĩ chuyên khoa có thể sàng lọc được tình trạng polyp để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, tùy thuộc vào độ lớn và tình trạng của khối polyp mà bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng 2 phương pháp chính điều trị bệnh, bao gồm:
Điều trị nội khoa bằng thuốc: Phương pháp này thường được áp dụng với các trường hợp nhẹ, giúp giảm các triệu chứng đi kèm với polyp. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc đặc trị giúp loại bỏ khối polyp…
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp thuốc không thể khiến khối polyp tiêu tan, việc cắt bỏ polyp là phương thức điều trị bắt buộc. Điều trị ngoại khoa được áp dụng đối với những khối polyp hậu môn có kích thước lớn hoặc có nguy cơ cao phát triển thành ung thư hậu môn
Các bác sĩ có thể loại bỏ polyp đại tràng bằng các phương pháp như:
Nội soi đại tràng: Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ cắt hoặc một vòng dây điện ở đầu ống soi ruột già để thực hiện cắt polyp.
Nội soi ổ bụng: Kỹ thuật này được sử dụng để xử lý những khối polyp hậu môn lớn hoặc khối polyp hậu môn không thể cắt bỏ một cách an toàn bằng phương pháp nội soi. Phương pháp này được thực hiện bằng cách, trong khi nội soi ổ bụng, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại bụng hoặc khung chậu và đưa ống soi ổ bụng vào ruột để thực hiện cắt polyp.
Cắt bỏ ruột kết và trực tràng: Đây là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, thông thường phương pháp này chỉ được sử dụng khi khối polyp hậu môn của bệnh nhân nguy cơ cao bị ung thư.
Thông thường, sau khi được loại bỏ, khối polyp hậu môn sẽ gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra xem liệu có tế bào ung thư hay không; khối polyp lành tính hay ác tính. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định tần suất tái khám của bệnh nhân tái khám về sau.
Đối với những bệnh nhân đã từng có polyp hoặc có tiền sử bị ung thư đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc aspirin và coxibs (chất ức chế COX-2) để ngăn chặn polyp hậu môn mới hình thành.
Thăm khám và điều trị polyp hậu môn ở đâu an toàn và uy tín?
Polyp hậu môn là bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt là với người trên 40 tuổi, chính vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tiến hành nội soi tại cơ sở y tế uy tín để có thể được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.
Trung tâm Tiêu hoá - BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh lý tiêu hóa uy tín được nhiều người lựa chọn với:
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức…
Hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến: máy nội soi dải tần hẹp Olympus CV 190 (Nhật Bản), máy siêu âm GE LOGIQ Fortis, máy chụp CT Revolution, hệ thống xét nghiệm Abbott (Hoa Kỳ)....
Không gian thăm khám rộng thoáng, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi
Đội ngũ điều dưỡng, lễ tân hỗ trợ tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thăm khám và thực hiện nội soi
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline đặt lịch thăm khám với chuyên gia: 0911 908 856
Hotline tư vấn phẫu thuật cắt trĩ: 0949 646 556
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi Fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.