Câu hỏi:
Bố tôi 67 tuổi, thường hay bị viêm lợi có mủ và chảy máu. Xin bác sĩ cho biết cách phòng chữa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi? (Đỗ Thị Hiếu - Hưng Yên)
Trả lời:
Người cao tuổi có thể gặp một hay nhiều hơn các tổn thương răng miệng gồm:
Một là hao mòn ở răng như mòn, sứt mẻ ở mặt nhai, tủy răng bị xơ teo, răng giòn dễ bị mẻ gãy, bị sâu ở chân răng, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, khả năng nhai giảm sút... hòng chữa những hao mòn ở răng bằng cách khám chữa bệnh răng miệng định kỳ. Dùng fluor (F) tại chỗ khi có dấu hiệu sâu răng do giảm tiết nước bọt.
Hai là, bệnh nha chu viêm: làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến kém ăn, thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, hô hấp...Điều trị: bảo tồn và thuốc kháng sinh thường có kết quả tốt.
Ba là, tổn thương niêm mạc miệng như bị teo mỏng dần, mất tính đàn hồi, dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn, viêm lợi có mủ và chảy máu như bệnh của bố bạn. Do đó cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh niêm mạc miệng.
Bốn là, bệnh tuyến nước bọt gây khô miệng và một số bệnh gây khô miệng như: Alzheimer, Sjogren, bệnh tự miễn...
Phòng tránh khô miệng bằng cách thay thế thuốc gây khô miệng bằng các thuốc không gây khô miệng, vệ sinh răng miệng, ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.
Những tổn thương răng miệng không những ảnh hưởng do tuổi mà còn là hậu quả của bệnh răng miệng đã mắc trước đây. Do đó việc chăm sóc răng miệng lúc còn trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng khi cao tuổi.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Bố tôi 67 tuổi, thường hay bị viêm lợi có mủ và chảy máu. Xin bác sĩ cho biết cách phòng chữa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi? (Đỗ Thị Hiếu - Hưng Yên)
Trả lời:
Người cao tuổi có thể gặp một hay nhiều hơn các tổn thương răng miệng gồm:
Một là hao mòn ở răng như mòn, sứt mẻ ở mặt nhai, tủy răng bị xơ teo, răng giòn dễ bị mẻ gãy, bị sâu ở chân răng, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, khả năng nhai giảm sút... hòng chữa những hao mòn ở răng bằng cách khám chữa bệnh răng miệng định kỳ. Dùng fluor (F) tại chỗ khi có dấu hiệu sâu răng do giảm tiết nước bọt.
Hai là, bệnh nha chu viêm: làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến kém ăn, thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, hô hấp...Điều trị: bảo tồn và thuốc kháng sinh thường có kết quả tốt.
Ba là, tổn thương niêm mạc miệng như bị teo mỏng dần, mất tính đàn hồi, dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn, viêm lợi có mủ và chảy máu như bệnh của bố bạn. Do đó cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh niêm mạc miệng.
Bốn là, bệnh tuyến nước bọt gây khô miệng và một số bệnh gây khô miệng như: Alzheimer, Sjogren, bệnh tự miễn...
Phòng tránh khô miệng bằng cách thay thế thuốc gây khô miệng bằng các thuốc không gây khô miệng, vệ sinh răng miệng, ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước.
Những tổn thương răng miệng không những ảnh hưởng do tuổi mà còn là hậu quả của bệnh răng miệng đã mắc trước đây. Do đó việc chăm sóc răng miệng lúc còn trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng khi cao tuổi.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/