Phong bế thần kinh chẩm: Những điều cần biết để giảm đau đau đầu do nguyên nhân thần kinh

Phong bế thần kinh chẩm: Những điều cần biết để giảm đau đau đầu do nguyên nhân thần kinh

21-11-2024
Điện quang can thiệp
Sống khỏe

Phong bế thần kinh chẩm là gì?

Phong bế thần kinh chẩm là thủ thuật giúp điều trị triệu chứng đau đầu do thần kinh chẩm gây nên. Thủ thuật giúp đưa hỗn hợp thuốc tới vị trí dây thần kinh chẩm bị đau, giúp “ngắt” đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi về trung khu cảm nhận đau ở não.

Phong bế thần kinh chẩm có tác dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, phương pháp này không thể giúp kéo dài sự sống, cũng như cải thiện tiên lượng cho người bệnh. Người bệnh sau khi sử dụng thủ thuật nên tiếp tục điều trị với các phương pháp nội khoa, tập vật lý trị liệu,… để gia tăng hiệu quả.

Phong bế thần kinh chẩm có tác dụng nhanh chóng ngay sau thủ thuật dài 15 phút

Mục đích phong bế thần kinh chẩm

Phong bế thần kinh chẩm giúp ngăn chặn cơn đau đầu do nguyên nhân thần kinh gây ra. Khi cơn đau đầu ít đáp ứng với điều trị nội khoa, người bệnh nên tìm đến các phương pháp khác để hạn chế cơn đau gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống.

  • Giảm đau nhanh chóng: thủ thuật giúp giảm cơn đau tức thì trong thời gian dài, chỉ sau khoảng 15 phút thủ thuật.

  • Giảm tác dụng phụ từ điều trị nội khoa: người bệnh giảm được liều thuốc giảm đau cần sử dụng, hạn chế những tác động không tốt tới sức khỏe:

  • Hạn chế thực hiện phẫu thuật tổn hại sức khỏe: giúp cho người bệnh không cần điều trị xâm lấn. Người bệnh không bị ảnh hưởng sức khỏe; công mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức,…

Chỉ định và chống chỉ định phong bế thần kinh chẩm

Chỉ định

Phương pháp phong bế thần kinh chẩm có hiệu quả với những bệnh nhân bị đau dây thần kinh chẩm đã loại trừ nguyên nhân do các cơn đau đầu khác (đau cấp tính, đau nửa đầu Migraine,…). Trong các trường hợp như sau, người bệnh nên sử dụng phương pháp giảm đau thần kinh này:

  • Bệnh nhân không hoặc ít đáp ứng với điều trị nội khoa.

  • Người thực hiện các phương pháp: tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật giảm chèn ép thần kinh nhưng không đỡ.

  • Người gặp các cơn đau dữ dội tần suất liên tục gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt,…

  • Người cao tuổi, sức đề kháng kém, có bệnh nền, không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật,…

Trong các trường hợp, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để khám nội thần kinh để được chẩn đoán, đánh giá về tình trạng bệnh. Sau đó, người bệnh nên xin chỉ định từ bác sĩ để được tư vẫn kĩ càng về phương pháp phong bế thần kinh chẩm.

Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947 616 006

Chống chỉ định

Bệnh nhân khi có các tình trạng sau sẽ không được thực hiện tiêm phong bế thần kinh chẩm. Cụ thể là:

  • Vị trí tiêm gặp vấn đề: có khối u, bị nhiễm khuẩn cục bộ,…

  • Cơ địa không cho phép: bị nhiễm khuẩn huyết, giảm dung lượng máu nặng; có tiền sử dị ứng với thuốc tê cục bộ; đang sử dụng corticoid có bảo quản chống phân huỷ không được phép trong thủ thuật tiêm ngoài màng cứng,…

  • Bệnh nhân có bệnh nền: bị bệnh phổi nặng; bị hẹp động mạch chủ, thiếu tế bào máu hình lưỡi liềm. Bệnh nhân bị mắc các bệnh lý thần kinh (ví dụ như xơ cứng rải rác, cơ cứng cột bên teo cơ,…) đều chống chỉ định với phương pháp.

Quy trình phong bế thần kinh chẩm

Trước khi tiến hành thủ thuật, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh. Trong khi khám, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng, tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng, đơn thuốc đang dùng,… nhằm hỗ trợ cho quá trình thăm khám.

Quy tình tiêm phong bế thần kinh chẩm được diễn ra như sau:

  • Bệnh nhân nằm trên giường can thiệp của thiết bị chẩn đoán hình ảnh (máy chụp số hóa xóa nền DSA, máy siêu âm, máy chụp cắt lớp vi tính). Thông qua hỗ trợ của thiết bị, bác sĩ tìm thấy phần dây thần kinh chẩm bị tổn thương cần can thiệp.

  • Tiến hành sát khuẩn và bắt đầu gây tê tại vị trí cần can thiệp.

  • Đưa kim định vị chính xác tới vị trí tổn thương theo hướng dẫn của thiết bị chẩn đoán hình ảnh.

  • Bơm thuốc cản quang trước để theo dõi trước đường đi của thuốc tới dây thần kinh chẩm.

  • Sau khi định hướng xong đường đi của thuốc, bác sĩ tiến hành tiêm hỗn hợp thuốc để phong bế thần kinh, giảm đau cho người bệnh.

  • Thủ thuật hoàn tất. Người bệnh nghỉ ngơi, khám lại bác sĩ để theo dõi hiệu quả.

Tiêm phong bế thần kinh chẩm dưới hướng dẫn của thiết bị định hướng hình ảnh hiện đại

Diễn biến sau phong bế thần kinh chẩm

Sau thủ thuật, đa phần người bệnh có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng bình thường. Sau vài tiếng theo dõi, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày. 

Tình trạng đau đầu nhẹ có thể diễn ra vài ngày sau thủ thuật. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của steroid trong thuốc tê tăng dần. Do vậy, bệnh nhân có thể yên tâm. Kiểu đau đầu nhẹ này khác hẳn với đau đầu do dây thần kinh chẩm nên bệnh nhân không nên quá lo lắng.

Người bệnh cũng có thể đánh giá hiệu quả phong bế thần kinh chẩm bằng cách ghi chép nhật ký đau đầu trong vài tuần. Đây là thông tin có giá trị, giúp bác sĩ có chẩn đoán tốt hơn trong lần tái khám.

Phong bế thần kinh chẩm có đau không?

Tiêm phong bế thần kinh chẩm không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Đây là thủ thuật có mức độ xâm lấn tối thiểu, bởi hỗn hợp thuốc đưa tới dây thần kinh chỉ bằng một chiếc kim nhỏ. 

Thủ thuật không gây mất máu, không gây tổn thương tới các cơ quan lân cận nên người bệnh có thể yên tâm thực hiện.

Biến chứng của phương pháp phong bế thần kinh chẩm

Kĩ thuật phong bế thần kinh chẩm tuy hạn chế được nhiều biến chứng, nhưng vẫn mang tới những nguy cơ nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy, bệnh nhân cần khai báo cẩn thận và chi tiết vấn đề sức khỏe, tiền sử bệnh lý của người bệnh để có phương án điều trị thích hợp.

Các biến chứng có thể xảy ra trong thủ thuật:

  • Ngất, buồn nôn, tê bì chân tay

  • Viêm thần kinh

  • Nhiễm khuẩn

  • U thần kinh

  • Dị ứng thành phần thuốc trong thủ thuật

  • Tăng đau nhẹ tại vùng tiêm

Tiêm phong bế thần kinh chẩm giúp giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh

Tiêm phong bế thần kinh chẩm làm giảm đau đầu do nguyên nhân thần kinh. Do vậy người bệnh nên thực hiện thủ thuật để giảm các tín hiệu đau, làm giảm tình trạng đau đầu mạn tính.

Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947 616 006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Các bác sĩ có chuyên khoa liên quan
Bác sĩ
Trịnh Tú Tâm

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay