Việc có một phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng cụ thể, chi tiết là điều cần thiết để bệnh có thể chữa một cách dứt điểm và hiệu quả. Bởi đây là căn bệnh dễ gây biến chứng như chảy máu, tắc nghẽn thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào? Cần lưu ý điều gì trong quá trình điều trị?
Tổng quan về bệnh loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh ngày càng phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và dễ nhầm lẫn với những cơn đau bụng thông thường. Khi có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán để được tư vấn phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng kịp thời.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp màng bên ngoài dạ dày bị bào mòn, để lộ phần ruột. Yếu tố chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh là thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn. Ngoài ra, việc ăn uống không điều độ, ăn không đủ bữa, nhịn đói, giảm cân thiếu khoa học cũng có thể gây bệnh.
Nếu bạn có sức khỏe bình thường nhưng thường xuyên thức khuya hoặc ăn đồ cay nóng cũng có thể mắc viêm loét dạ dày tá tràng sau một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tới dạ dày do dạ dày sẽ tiết axit nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng
Muốn điều trị loét dạ dày tá tràng, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh những yếu tố làm tăng nguy cơ, viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn nếu đã tiếp xúc với dạ dày sẽ làm niêm mạc ruột non mất đi chức năng chống axit. Vi khuẩn HP sẽ chui vào trong lớp nhầy và tiết ra những chất có hại cho dạ dày.
Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên: Nhất là với người lớn, việc sử dụng những loại thuốc này một cách thường xuyên có thể là nguyên nhân gây bệnh. Dần dần, cơ thể sẽ ngưng tổng hợp prostaglandin để chống lại các vi khuẩn có hại cho dạ dày.
Nhịn đói: Khi bụng đói quá lâu hoặc giảm cân thiếu khoa học sẽ rất dễ mắc viêm loét dạ dày tá trạng. Dạ dày sẽ đau liên tục, kéo dài 1 - 2 giờ cho đến khi có thức ăn. Tuy nhiên, nếu đang đau bao tử mà ăn quá no cũng có thể gây ra nhiều hệ quả.
Ăn quá khuya: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu vừa ăn xong đã đi ngủ ngay, dạ dày sẽ gặp áp lực tiêu hóa. Dù vẫn làm việc trong lúc bạn ngủ nhưng hiệu suất không tốt. Đồng nghĩa với việc dạ dày cần làm việc nhiều hơn khiến bạn cảm thấy đau rát.
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế
Để bệnh nhanh khỏi, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, việc xây dựng một phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng cụ thể là rất cần thiết.
Nguyên tắc điều trị
Dùng thuốc ức chế HCl và loại bỏ những yếu tố tấn công phá hủy niêm mạc để cân bằng yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ.
Lấy điều trị nguyên nhân làm mấu chốt.
Phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và điều chỉnh lối sống.
Điều trị cụ thể
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe, bác sĩ có thể lựa chọn những nhóm thuốc sau để chỉ định cho bệnh nhân sử dụng.
Nhóm thuốc kháng axit:
Ưu điểm: Nâng pH dịch vị làm giảm đau, bảo vệ tế bào. Một số chế phẩm của thuốc có thể che phủ bảo vệ, chống đầy hơi.
Nhược điểm: Tác dụng nhanh nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, sử dụng thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón.
Cách dùng: Dùng trước khi ăn 30 phút hoặc 1 giờ sau ăn. Bạn cũng có thể dùng khi đau nhưng chỉ dùng trung bình 3 lần/ngày.
Nhóm kháng thụ thể H2:
Ưu điểm: Giá thành rẻ, tác dụng nhanh, pH tăng nhanh và đạt hiệu quả ngay ngày đầu sử dụng. Thuốc còn kiểm soát tốt dịch vị vào ban đêm, giảm những bài tiết dịch vị cơ bản và dịch vị kích thích.
Nhược điểm: Khả năng ức chế axit dịch vị yếu. Có nhiều tác dụng phụ nữ suy thận, viêm gan, vú to ở nam.
Cách dùng: Uống trước khi ăn 30 phút và trung bình 2 lần/ngày. Nếu bạn có dùng thuốc kháng axit thì 2 loại thuốc phải được uống cách nhau 2 giờ.
Nhóm ức chế bơm Proton:
Nhóm ức chế bơm Proton dù có tác dụng chậm hơn nhóm kháng axit nhưng lại có tác dụng ức chế axit mạnh nhất, có khả năng cao nhất trong kiểm soát axit dịch vị.
Trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng,
đây là thuốc có ít tác dụng phụ, chỉ hơi đau đầu hoặc tiêu chảy nhẹ.
Cách dùng: Dùng trước bữa ăn 15 - 30 phút và trung bình 1 lần/ngày.
Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc:
Sucralfate: Có tác dụng tạo lớp nhầy để bảo vệ niêm mạc nhanh nhưng tác dụng ngắn và có thể bị táo bón.
Rebamipide: Có tác dụng kháng viêm, kích thích tiết Prostaglandin. nhanh chóng làm lành vết loét, nhất là những vết loét trên 2cm.
Bismuth: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc và diệt vi khuẩn HP.
Misoprostol: Tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc cũng làm tăng máu chảy tới niêm mạc dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, thuốc nhiều tác dụng phụ nên ít được sử dụng.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính
Phác đồ 3 thuốc
Thuốc ức chế bơm proton: Dùng trước khi ăn 30 phút và 2 lần mỗi ngày.
Amoxicillin 500mg: Dùng vào sáng, tối sau ăn, mỗi lần 2 viên.
Clarithromycin 500mg: Dùng vào sáng, tối sau ăn, mỗi lần 1 viên.
Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin
Thuốc ức chế tiết axit qua bơm proton: Dùng trước khi ăn 30 phút và trung bình 2 lần/ngày.
Amoxicillin 500mg: Dùng vào sáng, tối sau ăn, mỗi lần 2 viên.
Levofloxacin 500 mg: Dùng vào sáng, tối sau ăn, mỗi lần 1 viên.
Phác đồ nối tiếp
Giai đoạn 1 gồm 5 ngày. Thuốc sử dụng gồm có thuốc ức chế tiết axit qua bơm proton và amoxicillin 500mg.
Giai đoạn 2 là 5 ngày kết tiếp. Thuốc sử dụng là thuốc ức chế tiết axit qua bơm proton, Clarithromycin 500mg và Tinidazol 500mg. Hai loại này đều dùng sáng và tối sau ăn, mỗi lần 1 viên.
Phác đồ 4 thuốc
Phác đồ có Bismuth gồm: Thuốc ức chế bơm proton, Tetracycline, Metronidazole và Bismuth.
Phác đồ không có Bismuth gồm: Thuốc chức chế bơm proton, Amoxicillin, Clarithromycin và Tinidazol.
** Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ dựa trên trình trạng bệnh lý được kết luận sau thăm khám.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng, một hiện tượng cần can thiệp chữa trị sớm đó là trào ngược dạ dày thực quản. Nếu để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên tắc điều trị
Tăng cường chức năng của cơ thắt dưới thực quản.
Giảm triệu chứng trào ngược do bệnh lý.
Hạn chế biến chứng.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế
Để được áp dụng các biện pháp điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh lý. Hiện nay, phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế gồm:
Điều trị không dùng thuốc
Hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều gia vị, chất kích thích, thuốc lá, đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ,…
Hạn chế uống nước ngọt, hoa quả chua, bánh kẹo, socola chứa đường tinh luyện.
Mặc quần áo rộng, thoải mái. Không nên nịt bụng để tránh gây áp lực lên ổ bụng.
Không bỏ bữa, không uống nước trong khi ăn và sau ăn 30 phút.
Không nên nằm ngay sau khi ăn.
Tập thể dục vừa sức để lưu thông máu, hỗ trợ hệ miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh, săn chắc.
Điều trị dùng thuốc
Thuốc trung hòa axit: Bao gồm thuốc Smectite, Phosphalugel, Maalox và Sucralfate.
Thuốc điều hòa nhu động: Bao gồm Metoclopramid và Domperidon.
Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng sinh Histamin.
** Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ dựa trên trình trạng bệnh lý được kết luận sau thăm khám.
Chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Nếu bạn cần chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng hoặc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng dứt điểm thì Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một gợi ý đáng tin cậy.
Trung tâm Tiêu hóa bệnh viện Hồng Ngọc là nơi hội tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và có thời gian đào tạo chuyên sâu tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, việc sở hữu trang thiết bị nội soi công nghệ vượt trội như sử dụng dàn máy nội soi Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới tích hợp công nghệ NBI hiện đại với nhiều tính năng nổi bật về độ phóng đại, độ sắc nét sẽ giúp quan sát chi tiết nhất mức độ tổn thương dù là nhỏ nhất thuộc hệ tiêu hóa.
Đồng thời khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích của bệnh viện chất lượng 5* như: thủ tục nhanh gọn, không gian khám rộng rãi, thoải mái; buffet miễn phí,...
Vì vậy, nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe hoặc đang muốn tìm một phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng phù hợp, đừng ngần ngại đến với Bệnh viện Hồng Ngọc.
Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: