Ợ chua khi ngủ dậy là một hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Đôi khi điều này cảnh báo rằng bạn đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh hoặc tĩnh mạch. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.
Một số nguyên nhân gây ợ chua khi ngủ dậy
Nếu thường xuyên gặp tình trạng ợ chua khi ngủ dậy, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi tình trạng này có thể xuất phát từ một trong số những nguyên nhân sau.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này, đôi khi còn gây buồn nôn vào buổi sáng. Trào ngược dạ dày làm cho chức năng cũng như cơ chế hoạt động của dạ dày không bình thường. Lúc này, axit dạ dày tiết ra nhiều khiến bạn ợ chua, ợ hơi khi thức dậy.
Điều này càng tồi tệ hơn nếu khi ngủ bạn không kê cao gối. Lúc đó, axit trào ngược kèm theo thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hậu quả là bạn sẽ có cảm giác buồn nôn vào sáng hôm sau. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày còn kèm theo những dấu hiệu như chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi,…
Viêm loét dạ dày tá tràng
Nếu bạn bị ợ chua, buồn nôn vào buổi sáng, buồn nôn sau khi ăn, chướng bụng hoặc nóng rát bao tử thì đây có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng. Lúc này, bạn cần tiến hành nội soi dạ dày cùng một vài xét nghiệm sinh hóa để có kết quả chính xác. Để bệnh không trở nên nguy hiểm, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để trung hòa lượng axit trong dạ dày.
Vấn đề về túi mật
Khi có vấn đề về túi mật, ngoài buồn nôn và ợ chua khi ngủ dậy vào buổi sáng, ngay cả trong và sau bữa ăn bạn vẫn no và không muốn ăn. Đôi khi còn cảm thấy đắng miệng hoặc mùi kim loại trong miệng. Bạn cũng có thể bị ợ nóng, đầy hơi, đau bụng trên.
Túi mật lúc này có thể bị viêm hoặc có sỏi. Bạn nên tiến hành xét nghiệm gan, mật để bác sĩ chẩn đoán cho bạn. Khi bệnh trở nặng, bạn có thể phải cắt túi mật.
Vấn đề tim mạch và huyết áp
Khi gặp vấn đề này, bạn buồn nôn hầu như cả ngày, nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, mặt có thể bị phù, đỏ, cơ thể mệt mỏi. Nếu cảm thấy đau bụng trên, đau ngực rồi lan xuống cánh tay, nghẹt mũi, bạn nên thăm khám sớm vì đó là dấu hiệu của vấn đề về tim mạch.
Đối với những người lớn tuổi, để hạn chế vấn đề về tim mạch và huyết áp, cần hạn chế làm việc quá sức và căng thẳng.
Đau ruột thừa
Khi bị đau ruột thừa, ngoài ợ chua khi ngủ dậy, bạn còn cảm thấy buồn nôn dù không phải do thức ăn. Cơn đau sẽ xuất hiện ở bụng trên rồi lan xuống bụng dưới, có thể sốt nhẹ. Khi cơn đau mạnh hơn, bạn không nên uống thuốc giảm đau mà nên đến bệnh viện để được kiểm tra chính xác. Nếu đây thực sự là đau ruột thừa thì bạn cần phẫu thuật để cắt phần ruột thừa bị viêm.
Rối loạn tiền đình
Bệnh này đa số không gây nguy hiểm và có thể điều trị. Triệu chứng phổ biến là buồn nôn khi đổi tư thế, nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể bị chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn.
Triệu chứng ợ chua gây rối loạn giấc ngủ
Đa số bệnh nhân bị ợ chua, ợ nóng sẽ gặp tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Theo thống kê, có khoảng 75% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gặp tình trạng ợ chua mất ngủ này. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe bị suy yếu.
Dù những triệu chứng ợ chua, ợ nóng ban đêm ít hơn ban ngày nhưng chúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Một trong số đó là giảm nhu động thực quản khiến đợt trào ngược dài hơn, tác động đến niêm mạc nhiều hơn. Lâu dần, những bệnh nhân này có thể bị tổn thương thực quản, ung thư biểu mô thực quản. Bên cạnh đó là những triệu chứng ngoài thực quản như ho, nghẹt thở, ngáy,...
Cách trị ợ chua khi ngủ dậy đơn giản ngay tại nhà
Đa số nguyên nhân của ợ chua khi ngủ dậy vào buổi sáng đều xuất phát từ thói quen ăn uống. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà như sau.
Điều trị ợ chua bằng nguyên liệu tự nhiên
Gừng kết hợp với nước chanh: Gừng có tính ấm, có thể chống viêm, làm lành vết loét dạ dày. Chanh có tác dụng khử khuẩn. Khi kết hợp hai nguyên liệu này cùng một ít mật ong, việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Tránh ứ đọng tại dạ dày gây ợ chua, buồn nôn.
Dầu tỏi kết hợp cùng dầu đậu nành: Đây là hai nguyên liệu rất tốt cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng. Khi bị đau bụng giữa rốn và nghi do rối loạn tiêu hóa, bạn có thể xoa dầu tỏi kết hợp cùng dầu đậu nành lên bụng. Kết hợp với massage nhẹ, cơn đau bụng sẽ giảm dần.
Đinh hương: Phương pháp này khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhai đinh hương sau khi ăn là đã có thể làm tan cơn ợ chua, ợ nóng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Ngoài cách giảm ợ chua bằng thiên nhiên như trên, bạn có thể áp dụng cách dùng nước đá để chườm bụng. Đây là một cách được bác sĩ khuyên dùng. Sau khi ăn nửa giờ, hãy dùng túi chườm đá chườm lên bụng để giảm cơn đau cho dạ dày.
Một số loại nước dùng để điều trị ợ chua
Đồ uống nên dùng khi bị ợ chua
Bạc hà: Bạn có thể hãm lá bạc hà với nước sôi rồi uống trước khi ngủ để hạn chế ợ chua khi ngủ dậy.
Sữa và trà: Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không được dùng sữa khi đói vì có thể khiến dạ dày bị kích ứng, dẫn đến viêm loét. Ngoài ra, một số loại trà như trà mâm xôi, trà bạc hà cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Trà hoa cúc: Tác dụng an thần, dịu thần kinh của trà hoa cúc giúp nhu động ruột ổn định, dịch vị không bị đẩy ngược lên gây ra ợ chua. Uống trà hoa cúc trước khi ngủ sẽ khắc phục tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược rất hiệu quả.
Giấm táo: Những loại giấm chua không được khuyến khích dùng cho những người bị ợ chua. Nhưng đối với giấm táo, chứa hàm lượng enzyme tự nhiên cao, chất chống oxy hóa dồi dào, giấm táo kích thích tiêu hóa rất tốt. Tình trạng ợ chua cũng giảm đi hẳn.
Nước ép lô hội: Lô hội có tính kháng viêm mạnh và có tính mát, giảm nóng rát dạ dày. Ngoài ra, lô hội còn có tính nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Sử dụng lô hội là phương pháp tuyệt vời cho những người bị ợ chua.
Đồ uống nên tránh khi bị ợ chua
Đồ uống có ga, đồ uống có chất kích thích: Những thức uống này chứa những chất độc hại làm dạ dày bị tổn thương, lượng axit tiết ra không kiểm soát.
Nước ép từ những loại quả có tính axit: Hàm lượng axit tự nhiên có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày. Do đó, tình trạng
ợ chua khi ngủ dậy
có thể trở nên nặng hơn. Vì thế, khi bị ợ chua, bạn nên hạn chế những loại nước ép có tính axit như nước xoài, nước bưởi, nước cóc, nước cam,…
Ợ chua khi ngủ dậy nên ăn gì
Nếu bạn bị ợ chua khi ngủ dậy thì tốt nhất nên ăn đồ rau củ hấp luộc. Ăn trái cây như 1 quả táo hoặc 1 quả chuối. Có thể ăn sáng bằng bánh mì, sau đó 30 phút sau tráng miệng bằng trái cây. Không nên ăn mì tôm vì tính nóng của mì có thể làm ợ chua thêm. Nếu bạn bị ợ chua khi ngủ dậy khi mang thai cũng nên áp dụng cách này để cải thiện nhé.
Trong trường hợp muốn yên tâm nhất về sức khỏe, bạn nên đi khám tiêu hóa để xem mình đang mắc phải bệnh lý gì cũng như để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả. Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám tiêu hóa được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi nơi đây hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp phát hiện bệnh chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị.
Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: