Mang thai hộ là nhu cầu của rất nhiều cặp vợ chồng mắc vô sinh hiếm muộn. Mặc dù, Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) đã cho phép mang thai hộ, nhưng nhiều gia đình vẫn còn thiếu thông tin về vấn đề này.
Mang thai hộ là gì?
Theo điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khái niệm mang thai hộ được hiểu theo 2 hình thức như sau:
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Là việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại giúp mang thại hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ thai trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai, để người này mang thai và sinh con.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại: Là việc một người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác.
Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ về mục đích nhân đạo chứ không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích kinh doanh hay thương mại hóa.
Trường hợp cần tìm đến người mang thai hộ
Mang thai hộ là một việc làm đầy tính nhân đạo nhưng không phải ai cũng được thực hiện. Luật pháp chấp nhận những trường hợp phụ nữ như sau có thể tìm đến người mang thai hộ:
Có vấn đề bất thường về tử cung.
Bị dị dạng tử cung bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Điều kiện sức khỏe không tốt, mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm không thể mang thai được như: suy thận, suy tim…, vì những bệnh này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.
Tiền sử người mẹ đã bị sảy thai nhiều lần.
Thực nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thể mang thai được.
Chọn người mang thai hộ như thế nào?
Người mang thai hộ có liên quan đến nhiều vấn đề về pháp lý và tâm lý khá phức tạp nên giữa hai bên trong quá trình thực hiện, nên chọn người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện như sau:
Người mang thai hộ
phải là người thân thích có họ với người vợ hoặc người chồng. Ví dụ như: chị em ruột, chị em cùng cha khác mẹ, chị em con cô, con chú, con bác… Người mang thai hộ không được là mẹ ruột hay cháu ruột.
Người mang thai hộ có độ tuổi ít nhất được cho phép là 21 và không quá 35 tuổi.
Đã từng mang thai và sinh được một đứa bé khỏe mạnh, không mắc các dị tật bẩm sinh.
Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, C, HIV, bệnh lậu hay giang mai… Cũng như không dễ bị sảy thai.
Có tâm lý ổn định, không mắc bệnh tâm thần nhằm tránh trường hợp trẻ sinh ra không phát triển toàn diện.
Sẵn sàng ký bản cam kết đồng ý và có trách nhiệm trong suốt thời kỳ mang thai như: thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe thai nhi và hoàn toàn từ bỏ đữa trẻ sau khi sinh.
Đứa trẻ sau khi sinh ra là con ai?
Theo quy định của pháp luật, mang thai hộ được thực hiện bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bằng việc lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau 2 - 5 ngày, phôi sẽ được cấy vào buồng tử cung của người mang thai hộ. Vì thế, đứa trẻ sau khi sinh ra hoàn toàn mang dòng máu của cặp vợ chồng nhờ người mang thai hộ.
Mặc dù, người mang thai hộ không phải là mẹ của đứa trẻ, nhưng về mặt dân sự và trên giấy chứng sinh là quan hệ mẹ con nhưng lại không được pháp luật thừa nhận. Để tránh những rắc rổi xảy ra, các cặp vợ chồng hãy thực hiện đầy đủ những vấn đề liên quan đến pháp luật, thực hiện các cam kết để đảm bảo em bé và người mang thai hộ được pháp luật bảo vệ, không gặp phải tình trạng người mang thai hộ cố tình làm khó hay đòi con sau này. Cụ thể hai bên nên có những thỏa thuận rõ ràng như:
Người nhờ mang thai hộ bắt buộc phải nhận nuôi đứa bé và người mang thai hộ phải có nghĩa vụ giao con cho bên nhờ.
Trường hợp vợ chồng người mang thai hộ qua đời hoặc bị mất năng lực hành vi nhân sự khi chưa kịp nhận con, thì người mang thai hộ có quyền ưu tiên nuôi con. Nếu người mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì sẽ phải cấp dưỡng cho đứa bé theo quy định của pháp luật.
Mang thai hộ là việc là nhân đạo giúp các cặp vợ chồng không thể mang thai có được niềm vui làm cha mẹ. Nhưng không vì thế mà áp dụng tràn lan kỹ thuật này, bởi nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội./.
Liên hệ hotline
0919 645 271
hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký thai sản và sinh con trọn gói cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Mang thai hộ là nhu cầu của rất nhiều cặp vợ chồng mắc vô sinh hiếm muộn. Mặc dù, Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) đã cho phép mang thai hộ, nhưng nhiều gia đình vẫn còn thiếu thông tin về vấn đề này.
Mang thai hộ là gì?
Theo điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khái niệm mang thai hộ được hiểu theo 2 hình thức như sau:
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Là việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại giúp mang thại hộ cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ thai trong ống nghiệm, sau đó được cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai, để người này mang thai và sinh con.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại: Là việc một người mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi ích khác.
Luật pháp Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ về mục đích nhân đạo chứ không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích kinh doanh hay thương mại hóa.
Trường hợp cần tìm đến người mang thai hộ
Mang thai hộ là một việc làm đầy tính nhân đạo nhưng không phải ai cũng được thực hiện. Luật pháp chấp nhận những trường hợp phụ nữ như sau có thể tìm đến người mang thai hộ:
Có vấn đề bất thường về tử cung.
Bị dị dạng tử cung bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Điều kiện sức khỏe không tốt, mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm không thể mang thai được như: suy thận, suy tim…, vì những bệnh này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé.
Tiền sử người mẹ đã bị sảy thai nhiều lần.
Thực nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thể mang thai được.
Chọn người mang thai hộ như thế nào?
Người mang thai hộ có liên quan đến nhiều vấn đề về pháp lý và tâm lý khá phức tạp nên giữa hai bên trong quá trình thực hiện, nên chọn người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện như sau:
Người mang thai hộ
phải là người thân thích có họ với người vợ hoặc người chồng. Ví dụ như: chị em ruột, chị em cùng cha khác mẹ, chị em con cô, con chú, con bác… Người mang thai hộ không được là mẹ ruột hay cháu ruột.
Người mang thai hộ có độ tuổi ít nhất được cho phép là 21 và không quá 35 tuổi.
Đã từng mang thai và sinh được một đứa bé khỏe mạnh, không mắc các dị tật bẩm sinh.
Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, C, HIV, bệnh lậu hay giang mai… Cũng như không dễ bị sảy thai.
Có tâm lý ổn định, không mắc bệnh tâm thần nhằm tránh trường hợp trẻ sinh ra không phát triển toàn diện.
Sẵn sàng ký bản cam kết đồng ý và có trách nhiệm trong suốt thời kỳ mang thai như: thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe thai nhi và hoàn toàn từ bỏ đữa trẻ sau khi sinh.
Đứa trẻ sau khi sinh ra là con ai?
Theo quy định của pháp luật, mang thai hộ được thực hiện bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Bằng việc lấy tinh trùng của người chồng kết hợp với trứng của người vợ và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau 2 - 5 ngày, phôi sẽ được cấy vào buồng tử cung của người mang thai hộ. Vì thế, đứa trẻ sau khi sinh ra hoàn toàn mang dòng máu của cặp vợ chồng nhờ người mang thai hộ.
Mặc dù, người mang thai hộ không phải là mẹ của đứa trẻ, nhưng về mặt dân sự và trên giấy chứng sinh là quan hệ mẹ con nhưng lại không được pháp luật thừa nhận. Để tránh những rắc rổi xảy ra, các cặp vợ chồng hãy thực hiện đầy đủ những vấn đề liên quan đến pháp luật, thực hiện các cam kết để đảm bảo em bé và người mang thai hộ được pháp luật bảo vệ, không gặp phải tình trạng người mang thai hộ cố tình làm khó hay đòi con sau này. Cụ thể hai bên nên có những thỏa thuận rõ ràng như:
Người nhờ mang thai hộ bắt buộc phải nhận nuôi đứa bé và người mang thai hộ phải có nghĩa vụ giao con cho bên nhờ.
Trường hợp vợ chồng người mang thai hộ qua đời hoặc bị mất năng lực hành vi nhân sự khi chưa kịp nhận con, thì người mang thai hộ có quyền ưu tiên nuôi con. Nếu người mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì sẽ phải cấp dưỡng cho đứa bé theo quy định của pháp luật.
Mang thai hộ là việc là nhân đạo giúp các cặp vợ chồng không thể mang thai có được niềm vui làm cha mẹ. Nhưng không vì thế mà áp dụng tràn lan kỹ thuật này, bởi nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội./.
Liên hệ hotline
0919 645 271
hoặc điền vào form dưới đây để đăng ký thai sản và sinh con trọn gói cùng các bác sĩ Sản Phụ khoa giàu kinh nghiệm:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/