đừng chủ quan với nhiễm lỵ amip ở trực tràng
vi
  • vi
  • en

đừng chủ quan với nhiễm lỵ amip ở trực tràng

25-05-2020

Lỵ Amip là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa. Chính vì thế, trực tràng cũng là một bộ phận rất dễ bị nhiễm bệnh. Nhiễm lỵ Amip ở trực tràng là bệnh gì, có nguy hiểm không, chữa trị như thế nào… là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhiễm lỵ Amip ở trực tràng là bệnh gì?

Lỵ Amip là một bệnh truyền nhiễm ở đường tiêu hóa, gây ra bởi Amip thuộc nhóm Entamoeba. Trong đó, Entamoeba histolytica là loài chính gây bệnh.

Lỵ Amip chủ yếu gây bệnh ở ruột già (đại tràng), nhất là trong điều kiện vệ sinh kém. Lỵ Amip ở ruột già có thể tiến triển, lan sang trực tràng gây nhiễm lỵ ở trực tràng. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm lỵ Amip, mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh.

Biến chứng của bệnh lỵ Amip

Bệnh lỵ Amip nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng bao gồm:

  • Viêm phúc mạc do thủng ruột;

  • Chảy máu ruột;

  • Áp-xe gan do amip di chuyển đến gan với các triệu chứng sốt, nôn mửa, sụt cân nhanh, gan to;

  • U Amip đại tràng;

  • Polyp đại tràng

    ;
  • Sa niêm mạc trực tràng thường gặp ở bệnh nhân lỵ Amip mãn tính;

  • Viêm ruột thừa do Amip.

Bệnh lỵ Amip ở trực tràng có biến chứng nguy hiểm

Nhiễm lỵ Amip có nguy hiểm không?

Lỵ Amip ở trường hợp nhẹ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại gây phiền toái rất lớn đối với cuộc sống thường ngày của họ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như phá hủy các biểu mô, áp xe, viêm nhiễm, thậm chí gây tử vong với những trường hợp rất nặng.

Nguyên nhân gây nhiễm lỵ Amip

Lỵ Amip có vòng đời được chia làm 2 thời kỳ là thời ký hoạt động (tự dưỡng) và thời kỳ nghỉ (kén). Trong quá trình tồn tại của nó, tùy điều kiện sống mà nó có thể chuyển từ trạng thái tự dưỡng sang thể kén hoặc ngược lại.

Con người được cho là vật chủ duy nhất của amip lỵ. Do đó, nguồn lây bệnh chính là người bệnh, người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng hoặc người mắc bệnh mãn tính. Với những người mắc bệnh cấp tính thì rất ít có khả năng lây nhiễm bệnh do amip ở thể tự dưỡng rất dễ chết khi chui ra khỏi ký chủ.

Đường lây nhiễm của lỵ amip

Đường lây...

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay