Nhân xơ tuyến giáp là bệnh lý tuyến giáp thường gặp ở nữ giới, gây mất tự tin và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh nhân xơ tuyến giáp là gì và có cách điều trị nào hiệu quả? bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc trên.
Nhân xơ tuyến giáp là gì?
Nhân xơ tuyến giáp hay bướu tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào dẫn đến thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Cụ thể, tuyến giáp hình thành các khối u khiến cho vùng cổ bị phình to và mất cân đối. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và nhiều quá trình khác trong cơ thể.
Nhân xơ tuyến giáp là một bệnh lý tương đối phổ biến với 4-7% dân số mắc phải. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 5 lần với độ tuổi phát hiện bệnh nhiều nhất là 36-55 tuổi.
Nhân xơ tuyến giáp được chia thành 2 loại: đơn nhân và đa nhân. Trong đó, nhân xơ tuyến giáp đơn nhân là một khối u chỉ chứa một tế bào bướu. Còn nhân xơ tuyến giáp đa nhân là một khối u có nhiều tế bào bướu.
Đa phần các bệnh nhân mắc nhân xơ tuyến giáp là trường hợp u lành tính. Tuy nhiên, trong trường hợp kích thước của các nhân ngày càng to và ảnh hưởng đến sức của người bệnh thì cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây nên nhân xơ tuyến giáp
Hiện nay chưa có kết luân chính xác về nguyên nhân gây bệnh nhân xơ tuyến giáp. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đưa ra cảnh báo về một số yếu tố sau có thể làm khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm căn bệnh này:
Viêm tuyến giáp: Khi tuyến giáp bị viêm, nó có thể dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone hoặc không đủ hormone, dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể.
Bệnh lý tuyến giáp khác: Các bệnh lý khác của tuyến giáp, bao gồm các khối u, ung thư và bệnh Hashimoto, có tỷ lệ cao tác động đến việc hình thành nhân xơ tuyến giáp.
Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm lithium, amiodarone, interferon và interleukin-2, có thể tác động đến các hormone tuyến giáp.
Yếu tố di truyền: Nhiều trường hợp xơ tuyến giáp có liên quan đến yếu tố di truyền. Các gene ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp và bất kỳ thay đổi nào trong gene đó cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hormone.
Yếu tố môi trường: Nhiễm độc kim loại, thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp mà còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Triệu chứng nhân xơ tuyến giáp
Đa số các trường hợp mắc bướu tuyến giáp không có triệu chứng gì đặc biệt. Nguyên nhân là do phần lớn các nhân là u nang chứa dịch và ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện. Chỉ đến khi các nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài, sờ vùng trước cổ có một hoặc nhiều nhân, người bệnh mới nhận ra cơ thể có sự bất thường.
Một số dấu hiệu của bệnh nhân xơ tuyến giáp mà các bạn cần biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời gồm:
Khàn tiếng, mắc nghẹn khi nuốt: Biểu hiện này thường gặp khi khối u nhân xơ tuyến giáp phát triển lớn gây chèn ép tại chỗ.
Vùng phía trước cổ sưng lên: Khi khối nhân xơ tuyến giáp phát triển, chúng ta sẽ thấy vùng trước cổ của bệnh nhân phình to ra (dễ nhầm với bệnh basedow).
Rối loạn chuyển hóa: Theo các chuyên gia y tế, một số trường hợp bệnh nhân xơ tuyến giáp gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến người bệnh có những dấu hiệu của chứng cường giáp như: Mệt mỏi, chân tay run, sụt cân, rối loạn giấc ngủ….
Nếu gặp một trong các triệu chứng như trên, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Nội tiết – Tuyến giáp, qua hotline 0911.858.626
hoặc đăng kýTẠI ĐÂY.
Đối tượng nguy cơ cao mắc nhân sơ tuyến giáp
một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn các đối tượng còn lại, có thể kể đến như:
Phụ nữ:
Phụ nữ gặp nhân xơ tuyến giáp nhiều hơn nam giới khoảng 5 lần, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi 36-55.
Gia đình có tiền sử bệnh tuyến giáp:
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, người thân của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người đã từng điều trị bệnh tuyến giáp:
Người có tiền sử bệnh lý tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim mạch hoặc viêm khớp có nguy cơ cao bị nhân xơ tuyến giáp. Đặc biệt là những người từng sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến tuyến giáp như amiodarone, lithium hoặc interferon-alpha.
Người thiếu i-ốt:
I-ốt là chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất hormon giáp. Thiếu iod có thể dẫn đến các rối loạn chức năng của tuyến giáp, dẫn đến bệnh nhân xơ tuyến giáp.
Người sức khỏe yếu:
Người bị stress, mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên
Cách điều trị nhân xơ tuyến giáp hiệu quả
Việc điều trị nhân xơ tuyến giáp còn tùy thuộc vào bản chất khối u xơ là lành tính hay ác tính. Có hai phương pháp điều trị hiện nay là điều trị nội khoa và phẫu thuật.
Đối với nhân xơ tuyến giáp lành tính
Trường hợp nhân xơ tuyến giáp lành tính kích thước nhỏ (1 – 2 cm):
Lúc này, trạng thái nhân xơ tương đối nhỏ và không gây đau. Do vậy, bệnh nhân không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi theo định kỳ, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn để cung cấp đủ chất iốt như nấu ăn bằng chất iốt, chế độ ăn cá biển.
Trường hợp nhân xơ tuyến giáp có kích thước trung bình (2 – 3 cm):
Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng hormone tuyến giáp trong 6 tháng.
Trường hợp nhân xơ tuyến giáp có kích thước lớn trên 4cm:
Lúc này, nhân giáp đã gây chèn ép các cơ quan khác, và ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì thường được chỉ định phẫu thuật.
Đối với nhân xơ tuyến giáp ác tính
Khi các xét nghiệm chỉ ra khối nhân xơ là ác tính, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Bởi nhân tuyến giáp lúc này đã trở nên cứng, chắc và có kích thước phát triển nhanh, gây khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói hoặc mất tiếng. Đặc biệt, các nhân xơ này thường phát triển thành tế bào ung thư.
Trong các phương pháp phẫu thuật, phương pháp nội soi tuyến giáp qua đường đình miệng
là phương án được nhiều người lựa chọn. Qua những đường rạch chỉ dài vài mm ở mặt trong của môi dưới, việc nạo vét nhân xơ được thực hiện thuận lợi, các cấu trúc quan trong xung quanh tuyến giáp như dây thần kinh thanh quản quặt ngược, tuyến cận giáp được bộc lộ rõ ràng và bảo tồn tối đa. Đặc biệt, phẫu thuật này không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.Bên cạnh đó, phương pháp đốt sóng cao tần RFA cũng có hiệu quả cao. Đây là phương pháp mới điều trị u tuyến giáp ác tính hiện nay, được áp dụng với ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn sớm, nhân ung thư kích thước nhỏ dưới 10mm và nằm gọn trong nhu mô giáp.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.