Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở người già

Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở người già

27-02-2020

Tình trạng tiểu ra máu thường không xảy ra trong cuộc sống bình thường nên khi tiểu ra máu người ta cảm thấy rất lo lắng. Khi trên 45 tuổi, tiểu ra máu là có thể là triệu chứng của một số bệnh ở thận, chấn thương, tiết niệu hoặc dấu hiệu của một căn bệnh ung thư.

Tiểu ra máu là gì?

Tiểu ra máu là tình trạng có sự hiện diện bất thường của hồng cầu (thành phần của máu) trong nước tiểu.

Triệu chứng tiểu ra máu

Ở người bình thường, nước tiểu có màu trắng trong, không có hồng cầu.

– Khi trong nước tiểu có máu với số lượng nhiều, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ tươi, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

– Khi trong nước tiểu chỉ có máu với số lượng ít: nước tiểu có màu nâu đậm (như màu nước trà đậm). Việc xác định phải nhờ que nhúng thử nước tiểu (dipstick) hoặc phải quan sát cặn lắng nước tiểu dưới kính hiển vi trong phòng xét nghiệm.

tiểu ra máu Tiểu ra máu là do trong nước tiểu có lẫn tế bào hồng cầu

Một số nguyên nhân bệnh có thể gây ra tiểu ra máu

– Chấn thương vùng thận, cơ quan tiết niệu.

– Do thuốc đang sử dụng như Rifamicin, Cyclophosphamid…

– Do một số bệnh về máu như Thalassemia…

– Do sỏi thận, sỏi bọng đái.

– Do bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như: viêm cầu thận, viêm bọng đái, thận đa nang.

– Do bệnh ung thư: ung thư thận, ung thư bọng đái, ung thư tiền liệt tuyến.

Khi phát hiện tiểu ra máu, người cao tuổi cần phải làm gì?

– Ghi nhớ chấn thương vùng thận – tiết niệu khoảng gần đây nếu có.

– Ngưng ngay các thuốc đang dùng.

– Ghi nhận các triệu chứng đi kèm nếu có như: sốt, sụt cân, đau tức hông bụng, tiểu gắt hay tiểu lắt nhắt nhiều lần…

– Đến khám bệnh ngay tại một cơ sở y tế. Tùy tình hình cụ thể, các bác sĩ sẽ cho thực hiện thêm một số kỹ thuật, xét nghiệm cần thiết như: siêu âm, chụp x-quang, nội soi, chụp CT scan, thử các dấu hiệu sinh học bướu, máu, nước tiểu… để xác định bệnh và có kế hoạch điều trị.

Đăng ký khám Thận tiết niệu với chuyên gia 30 năm kinh nghiệm tại đây:

Lưu ý:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay