Sỏi tụy ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân gây sỏi tụy là gì và làm cách nào để phòng tránh. bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc ấy.
Sỏi tụy là bệnh gì?
Khi lượng canxi không được hấp thụ chuyển hóa hết trong cơ thể, chúng tích tụ tại tuyến tụy và hình thành nên sỏi. Sỏi tụy khiến chức năng sản sinh enzyme tiêu hóa của tuyến tụy suy giảm, gây ảnh hưởng tới ruột non và quá trình điều tiết lượng đường trong máu của bệnh nhân.
Sỏi tụy thường thấy ở những người sử dụng rượu bia trong thời gian dài khiến tụy bị thương tổn nặng nề. Theo thống kê, hàng năm có đến hơn 20% số ca bị sỏi tụy bắt nguồn từ nguyên nhân đã bị viêm tuyến tụy trước đó.
Nguyên nhân gây ra sỏi tụy
Sỏi tụy hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do:
Nghiện các loại đồ uống có cồn: Trong các loại đồ uống chứa cồn, đặc biệt là rượu, đều có hàm lượng ethanol rất cao. Vì vậy, khi dung nạp quá nhiều rượu sẽ khiến cho các mô tụy bị tổn thương và chúng sẽ không thể hấp thụ được canxi dẫn đến tình trạng tích tụ canxi tại tuyến tụy gây ra sỏi tụy. Bệnh nhân sử dụng càng nhiều đồ uống có cồn càng dễ bị sỏi tụy cũng như tình trạng sỏi tụy phát triển nhanh hơn. Nghiện rượu được xem là nguyên nhân chính của căn bệnh này.
Sỏi mật: Mật và tụy nằm cạnh nhau. Chính vì thế, nếu bệnh nhân bị sỏi mật thì những viên sỏi cũng có thể thông qua ống tụy di chuyển vào bên trong tuyến tụy gây ra sỏi tụy.
Nồng độ canxi trong máu quá cao: Tăng canxi huyết có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề đối với sức khỏe, như suy yếu xương, sỏi thận, cản trở hoạt động tim và não bộ, sỏi trong tụy,… Nồng độ canxi trong máu quá cao thường là kết quả của việc các tuyến giáp mất kiểm soát.
Biến chứng của sỏi tụy nếu không điều trị
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị sỏi tụy dễ dẫn đến viêm tụy mãn tính nếu không được điều trị thích hợp, bệnh sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian.
Các biến chứng của sỏi tụy có thể kéo dài trong khoảng 10 năm đầu, trong đó, hay gặp nhất là tình trạng đau bụng, kém hấp thu dinh dưỡng và bệnh đái tháo đường.
Đau bụng: Đây là biến chứng hay gặp nhất, việc điều trị dứt điểm tương đối khó khăn. Người bệnh
bị sỏi tụyphải đối diện với những cơn đau bụng dữ dội, vị trí thường ở nửa trên ổ bụng (đau thượng vị). Cơn đau bụng do
sỏi tụycó thể lan ra sau lưng, tăng lên nhiều sau bữa ăn, đặc biệt là những bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ. Khi đó, người bệnh cần được chỉ định các loại thuốc giảm đau, đồng thời điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Kém hấp thu thức ăn:
Tiêu chảyvà sụt cân là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này, nguyên do là vì
sỏi tụyảnh hưởng đến tuyến tụy khiến tụy bài tiết không đủ lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa các chất dinh dưỡng, dẫn đến người bệnh bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
Đái tháo đường: Bệnh lý này có thể độc lập và cũng có thể là biến chứng của
sỏi tụyvì sỏi gây tổn thương đến những tế bào tuyến tụy bài tiết ra hormone insulin. Bệnh đái tháo đường thứ phát là biến chứng nghiêm trọng nhất của
sỏi tụyvà viêm tụy mạn vì những tình trạng này rất khó kiểm soát, đồng thời diễn biến bệnh thường phức tạp do các cơn tăng/hạ đường huyết quá mức.
Ngoài ra, người bệnh bị sỏi tụy còn có những triệu chứng do sỏi chèn ép tại chỗ như:
Hẹp đường dẫn mật.
Dãn ống tụy chính và ống tụy phụ.
Chèn ép vào bó mạch mạc treo tràng trên.
Chèn ép tá tràng gây tắc hoặc hẹp tá tràng.
Phòng ngừa bệnh sỏi tụy đúng cách
Để hạn chế bệnh sỏi tụy người bệnh nên tuân thủ một vài nguyên tắc sau:
Hạn chế uống rượu bia: Để phòng ngừa bệnh tụy nói chung và bệnh sỏi tụy nói riêng người bệnh cần hạn chế uống rượu bia. Những thức uống này nếu sử dụng với lượng vừa phải sẽ mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên nếu uống nhiều sẽ rất gây hại cho cơ thể.
Không hút thuốc lá: Dừng việc hút thuốc lá cũng là một cách để những cơn đau sỏi tụy không tăng lên. Việc này còn giúp các cơ quan khác trong cơ thể đều khỏe mạnh từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào và thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ làm kích thước sỏi tăng lên, gây đau nhức. Chính vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa.
Uống nhiều nước: Mỗi ngày, bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước. Nước giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể được thuận lợi hơn. Ngoài ra nước còn có vai trò đào thải các cặn chất ứ đọng gây sỏi.
Ăn nhiều rau củ quả: Rau củ quả cung cấp vitamin, chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trong đó có tuyến tụy. Tuy nhiên, người bị sỏi nên hạn chế các loại quả có tính axit cao như chanh, cam, quýt…
Vận động vừa sức, đều đặn: Hãy duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe, thúc đẩy đào thải sỏi ra ngoài.
Khám sức khỏe định kỳ: Theo các chuyên gia, việc khám sức khỏe định kỳ đối với mỗi người là rất cần thiết. Từ đó bạn có thể phát hiện sớm những vấn đề bất thường cơ thể để có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.
Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ khám và điều trị bệnh sỏi tụy tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.