Điểm danh 4 nguyên nhân gây sỏi tiết niệu điển hình nhất

Điểm danh 4 nguyên nhân gây sỏi tiết niệu điển hình nhất

19-05-2022

Sỏi tiết niệu là bệnh lý tương đối phồ biến ở Việt Nam, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu và có nguy cơ biến chứng đe dọa sức khỏe hệ tiết niệu. Đáng chú ý, một số nguyên nhân gây sỏi tiết niệu có thể bắt nguồn từ một số thói quen thường gặp.

4 nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu bắt đầu hình thành trong thận và có thể to ra trong niệu quản hoặc bàng quang. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi, nó có thể được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu trong một thời gian dài mà không được xử lý, nước tiểu sẽ trào ngược trong các ống bên trong thận, gây áp lực quá mức khiến thận bị sưng (thận ứ nước) và cuối cùng làm hỏng thận.

nguyên nhân gây sỏi tiết niệu Sỏi tiết niệu hình thành ở các vị trí khác nhau

Hiện nay chưa có ý kiến thống nhất về nguyên nhân chính hình thành sỏi tiết niệu do cấu tạo sỏi đa dạng và quá trình hình thành sỏi cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, có thể phân loại thành 4 nguyên nhân gây sỏi tiết niệu thường gặp đó là:

Gia tăng bài tiết các chất hòa tan vào trong nước tiểu

Cơ chế hình thành sỏi tiết niệu do nước tiểu hòa tan với muối khoáng tạo thành các tinh thể lắng đọng tại hệ tiết niệu. Do đó, sự gia tăng bài tiết các chất muối khoáng sé kéo theo gia tăng nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể.

  • Canxi: Hàm lượng Canxi niệu tăng (vượt ngưỡng 100 – 175 mg/ngày) khi dùng nhiều thức ăn như sữa, pho mát; dùng nhiều Vitamin D gây tăng hấp thụ Canxi từ ruột hoặc do một số bệnh lý ảnh hưởng đến hệ xương như u tủy, ung thư tuyến giáp,…

  • Oxalat (Sỏi Oxalat chiếm khoảng 50% sỏi tiết niệu): Nguyên nhân tăng Oxalat chủ yếu do một số bệnh di truyền như hấp thu kém hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ quá nhiều ruột.

  • Axit uric: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất sinh Axit Uric như thịt, hải sản, gia cầm… có thể gây ra sự hình thành sỏi calci oxalat.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

  • Uống ít nước: Nếu uống ít nước đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu cũng ít đi, trong khi đó các ion liên tục được thận đào thải ra và tăng cao hơn, nước tiểu sẽ bị đọng trong thận và bàng quang trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận và các cơ quan khác của hệ tiết niệu.

  • Nhịn tiểu thường xuyên: Thói quen nhịn tiểu có thể gây mất cân bằng nước, muối và chất khoáng trong nước tiểu, dẫn đến khả năng tạo thành sỏi thận.

nguyên nhân gây sỏi tiết niệu Uống không đủ nước là thói quen nhiều người mác phải, làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu

Các thay đổi lý tính

  • Thời tiết nóng bức hay công việc nặng nhọc khiến tăng bài tiết cũng có thể khiến lưu nước nước tiểu giảm và tăng nồng độ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu.

  • Nồng độ pH thay đổi sau khi cơ thể dung nạp một số thực phẩm hay dược phẩm cũng ảnh hưởng đến có trình tích tụ sỏi.

Bất thường cấu trúc đường tiết niệu

Một số bất thường trong cấu trúc đường tiết niệu như hẹp niệu quản, hẹp cổ bàng quang hay niệu quản gấp khúc có thể tạo điều kiện thuận lợi để làm ứ đọng nước tiểu, dẫn đến lắng động các muối khoáng và hình thành sỏi, đồng thời làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Có thể bạn quan tâm:

Nếu nghi ngờ bản thân có sỏi tiết niệu và cần tư vấn về phương pháp tán sỏi phù hợp, bạn có thể đặt lịch khám cùng chuyên gia qua hotline 0912.002.131 hoặc điền thông tin TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn phòng ngừa sỏi tiết niệu

Việt Nam được liệt vào danh sách các quốc gia nằm trong “vành đai sỏi” của thế giới, với tỉ lệ mắc các bệnh lên đến 12%. Vậy làm sao để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả?

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Uống đủ nước: Uống thêm nước sẽ làm loãng các chất trong nước tiểu dẫn đến hình thành sỏi. Cố gắng uống đủ chất lỏng để thải 2 lít nước tiểu mỗi ngày, tương đương với 8 cốc tiêu chuẩn. Có thể hữu ích khi bao gồm một số đồ uống có múi, như nước chanh và nước cam.

  • Giảm natri: Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giới hạn tổng lượng natri hàng ngày xuống còn 2.300 mg. Nếu một người có tiền sử bị sỏi tiết niệu do dung nạp natri, hãy cố gắng giảm lượng tiêu thụ hàng ngày xuống còn 1.500 mg.

  • Hạn chế đạm động vật: Ăn quá nhiều đạm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, hải sản sẽ làm tăng nồng độ axit uric dẫn đến sỏi thận. Chế độ ăn giàu protein cũng làm giảm nồng độ citrate trong nước tiểu, đây là một chất hóa học trong nước tiểu giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.

nguyên nhân gây sỏi tiết niệu Thay thế đạm động vật bằng đạm từ thực vật để giảm nguy cơ bị sỏi tiết niệu
  • Tránh thực phẩm hình thành sỏi khác: Củ cải đường, sô cô la, rau bina, đại hoàng, trà và hầu hết các loại hạt rất giàu oxalat gây ra sỏi thận. Nếu bị sỏi, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên tránh những thực phẩm này hoặc tiêu thụ chúng với số lượng ít hơn.

Tích cực vận động

Vận động thể chất một cách chăm chỉ và điều độ sẽ giúp hệ bài tiết lưu thông dễ dàng hơn, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi tại hệ tiết niệu.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Trên thực tế, nhiều trường hợp sỏi tắc nghẽn lâu ngày trong đài bể thận nhưng không gây triệu chứng đau gọi là hiện tượng “sỏi im lặng”. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm tình trạng sỏi chính là đến khám tại các chuyên khoa tiết niệu.

BVĐK Hồng Ngọc mỗi năm tiếp nhận và giúp hàng trăm bệnh nhân phát hiện sớm tình trạng sỏi niệu quản nhờ hệ thống máy móc hiện đại:

  • Máy siêu âm GE HealthCare Voluson: Cung cấp hình ảnh sắc nét về vị trí và kích thước sỏi.

Siêu âm là phương pháp tiết kiệm nhất để phát hiện sỏi tiết niệu

  • Hệ thống chẩn đoán hình ảnh từ Abbott: Phát hiện sỏi, dị dạng đường tiết niệu, khối u bất thường từ giai đoạn sớm nhất, độ nhạy và và độ đặc hiệu trên 90%.

  • Xét nghiệm và định danh vi khuẩn: Chỉ điềm màm bệnh gây viêm nhiễm đường tiết niệu và đánh giá mức độ nhạy cảm của vu khuẩn với các kháng sinh điều trị, cá thể hóa phác đồ.

Hiện nay, các phương pháp tán sỏi công nghệ cao được ưu tiên chỉ định bởi sự an toàn, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch sỏi cao, gần như thay thế mổ mở

Cấp cứu kịp thời thận trái bằng phương pháp tán sỏi laser

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay