Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh suy giáp

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh suy giáp

20-04-2023

Suy giảm chức năng tuyến giáp là hiện tượng xảy ra phổ biến hơn ở đối tượng người cao tuổi và phụ nữ. Có những nguyên nhân gây bệnh suy giáp nào? Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh suy giáp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viêt dưới đây.

Suy giáp là gì?

Suy tuyến giáp hay suy giáp là tình trạng hoạt động của tuyến giáp thay đổi dẫn đến sản xuất ra quá ít hormone, gây ra các triệu chứng khác nhau ở cơ thể.

Cụ thể, tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hai loại hormone quan trọng là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), tham gia điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tốc độ trao đổi chất cơ thể, năng lượng tiêu thụ, sản xuất protein và tác động đến hệ thần kinh, tim mạch và hệ tiêu hóa.

Do đó, khi tuyến giáp chịu tổn thương và hoạt động bất thường, các quá trình này cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp Tuyến giáp bị tổn thương gây ảnh hưởng đến hiều quá trình trong cơ thể

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp

Việc tìm ra gốc rễ nguyên nhân gây bệnh suy giáp là rất quan trọng để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Suy giáp được chia thành 3 dạng dựa theo nguyên nhân của bệnh: suy giáp nguyên phát, suy giáp thứ phát và suy giáp cận lâm sàng.

Nguyên nhân bệnh suy giáp nguyên phát

Bệnh suy giáp nguyên phát là do tuyến giáp suy giảm lượng sản xuất hormone T4 và T3 dẫn đến nồng độ T4 và T3 trong huyết thanh thấp, và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) tăng lên.

  • Thông thường, bệnh suy giáp nguyên phát là kết quả của viêm tuyến giáp Hashimoto và đi kèm với hiện tượng bướu cổ. Đây là hiện tượng tự miễn của cơ thể, xảy ra rất phổ biến. Trường hợp bệnh nặng khiến cho tuyến giáp bị co lại, xơ hóa, gây mất hoàn toàn hoặc phần lớn chức năng của cơ quan nội tiết này.

  • Suy giảm hormone tuyến giáp sau quá trình điều trị là nguyên nhân gây bệnh suy giáp nguyên phát phổ biến thứ hai. Cụ thể, bệnh nhân cường giáp hoặc bướu cổ sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ do sử dụng propylthiouracil quá liều hoặc methimazole và i-ốt suy giảm.

  • Thiếu i-ốt trầm trọng cũng là nguyên nhân gây bệnh suy giáp nguyên phát. Hiện tượng này phổ biến ở Hoa Kỳ và những vùng thiếu i-ốt. Thậm chí ở những vùng thiêu i-ốt nặng trên thế giới có thể xuất hiện các ca bệnh suy giáp bẩm sinh gây thiểu năng về trí tuệ.

  • Các bệnh nhân xạ trị ung thư thanh quản hoặc ung thư hạch Hodgkin cũng có thể mắc suy giáp nguyên phát.

Nguyên nhân bệnh suy giáp thứ phát

Bệnh suy giáp thứ phát hiếm gặp hơn suy giáp nguyên phát. Tình trạng này xảy ra khi vùng dưới đồi sản xuất không đủ hormone giải phóng thyrotropin (TRH) hoặc tuyến yên sản xuất TSH không đủ.

Bệnh nhân thường mắc suy giáp thứ phát khi từng xạ trị hoặc phẫu thuật tuyến yên, những người bị thiếu TSH vô căn.

Nguyên nhân bệnh suy giáp cận lâm sàng

Bệnh suy giáp cận lâm sàng là một loại suy giáp do không đủ hormone giáp đi vào tế bào mặc dù tuyến giáp hoạt động bình thường. Hiện tượng rối loạn này xảy ra ở hơn 15% phụ nữ cao tuổi và 10% nam giới cao tuổi, đặc biệt ở những người có bệnh nền Viêm tuyến giáp Hashimoto.

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp Viêm tuyến giáp Hashimoto có khả năng cao dẫn đến suy giáp thứ phát

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp cận lâm sàng bao gồm:

  • Viêm tuyến giáp mạn tính

  • Suy giáp cận giáp

  • Sử dụng thuốc gây suy giáp

  • Chấn thương tuyến giáp

Triệu chứng bệnh suy giáp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh suy giáp và cần đến sự chẩn đoán của bác sĩ. Vậy có những triệu chứng nào biểu hiện chung cho bệnh suy giáp?

Suy giáp xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi. Bệnh suy tuyến giáp có thể biểu hiện một cách tinh vi và khó nhận biết. Đặc biệt đối với người cao tuổi, các triệu chứng thường không đặc hiệu.

Bên cạnh việc khám tuyến giáp định kỳ để phát hiện bệnh sớm, mọi người nên chú ý đến một số biểu hiện của bệnh suy giáp bao gồm:

  • Biểu hiện vùng tim mạch: nhịp tim chậm, nhịp tim không đều, đau thắt ngực, khó thở do hormone tuyến giáp và sự kích thích giao cảm bị suy giảm.

  • Biểu hiện tâm thần kinh: mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung, chóng mặt, đau đầu, lo âu, trầm cảm.

  • Biểu hiện chuyển hóa: tăng cân dễ dàng, khó giảm cân, chậm trí, lạnh lẽo, tay chân tê cóng.

  • Biểu hiện ở hệ tiêu hóa: đầy bụng, táo bón, khó tiêu.

  • Biểu hiện ở mắt: sưng mí mắt, mí mắt giảm vận động do giảm kích thích giao cảm.

  • Biểu hiện về da: da khô, tóc khô cứng và dễ gãy rụng, lông thưa và cứng,... Đặc biệt có trường hợp lưỡi to lên do lắng đọng chất nền có protein trong lưỡi.

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp Rụng tóc khiến nhiều chị em phụ nữ mất tự tin, ngại giao tiếp

Để biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Nội tiết – Tuyến giáp, qua hotline 0911.858.626

 hoặc đăng ký 

TẠI ĐÂY.

Phòng ngừa bệnh suy giáp như thế nào?

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh suy giáp và những triệu chứng của bệnh giúp chúng ta nhận biết được căn bệnh này và có ý thức phòng ngừa bệnh. Để phòng ngừa bệnh suy giáp, cần áp dụng những biện pháp phù hợp dựa trên các tài liệu y khoa uy tín:

  • Tăng cường vận động thể chất: Vận động thể chất đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này giúp tăng khả năng chống lại các bệnh lý và phòng ngừa các tình trạng bất thường của tuyến giáp. Các hoạt động thể dục phổ biến như đi bộ, chạy bộ, tập thể dục, yoga và bơi lội đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp duy trì trọng lượng cơ thể, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Việc ăn đủ các loại rau quả, thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tuyến giáp.
  • Tránh các chất gây hại cho tuyến giáp: Các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy và hóa chất có thể gây hại cho tuyến giáp. Bên cạnh đó, một số chất hóa học và phóng xạ có thể gây suy giáp. Các chất này có thể có trong môi trường làm việc, thực phẩm và nước uống.
  • Điều chỉnh liều thuốc: Điều chỉnh liều thuốc giúp cải thiện chức năng của tuyến giáp. Việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh cũng cần phải được thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và cải thiện chức năng của tuyến giáp. Việc siêu âm và xét nghiệm kiểm tra các chỉ số liên quan đến chức năng tuyến giáp, như TSH, T4 và T3, giúp phát hiện bệnh suy giáp sớm, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Kiểm tra tuyến giáp định kỳ là biện pháp phòng ngừa bệnh suy giáp tốt nhất Kiểm tra tuyến giáp định kỳ là biện pháp phòng ngừa bệnh suy giáp tốt nhất
  • Tăng cường nắm bắt triệu chứng: Nắm bắt triệu chứng của bệnh suy giáp là một trong những biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh này. Các triệu chứng của bệnh suy giáp bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, trầm cảm, tăng cân và mất cảm giác ở tay chân.

  • Tránh stress: Stress là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp. Khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra cortisol, đây là một hormone gây hại cho tuyến giáp. Do đó, cần tìm cách giảm stress bằng các hoạt động thư giãn như yoga, tập thể dục và xem phim.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi Fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay