Quai bị là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ để lại biến chứng nguy hiểm cho các bé từ 5-15 tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ có thai, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ. Mắc quai bị lúc mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
Quai bị là bệnh gì?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị thuộc họ Paramyxoviridae gây nên.
Virus quai bị có thể tồn tại khoảng từ 30 - 60 ngày bên ngoài cơ thể ở nhiệt độ 15 - 200 độ C và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C hoặc dưới tác dụng của hóa chất diệt khuẩn.
Con đường lây bệnh quai bị chủ yếu qua đường hô hấp: nước bọt, dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, khạc nhổ… Thời điểm dễ lây bệnh nhất là vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.
Tại sao thai phụ dễ mắc quai bị?

Trong khoảng 2 thập kỳ trở lại đây, bệnh quai bị đã không còn quá đáng sợ như trong quá khứ do có sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi của vaccine MMR. Việc tiêm phòng quai bị đúng lịch giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh một cách đáng kể. Đến nay, chỉ có khoảng 1/1000 mẹ bầu có nguy cơ mắc quai bị lúc mang thai.
Bệnh quai bị lúc mang thai thường xảy ra vào 3 tháng đầu thai ỳ do hệ miễn dịch suy giảm làm virus Paramyxo phát triển gây bệnh. Trong thời gian này, mẹ bầu thường bị ốm nghén làm mẹ chán ăn, ăn ít từ đó cơ thể thiếu chất và không thể chống lại virus này. Trong trường hợp mẹ bầu tiếp xúc với dịch hô hấp của người mang mầm bệnh thì khả năng lây truyền là rất cao kể cả mẹ đã tiêm phòng quai bị trước đó.
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây
Dấu hiệu bệnh quai bị lúc mang thai
Quai bị lúc mang thai thường xảy ra vào tuần thứ 12 - 16 của thai kỳ với các triệu chứng phổ biến như sau:
Sốt cao đột ngột, có thể sốt lên tới 40 độ
Chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi
Đau đầu. Trong khoảng 2 ngày tiếp theo, thai phụ có thể sẽ thấy đau bụng và đau lưng.
Tuyến nước bọt đau nhức, sưng to ở một hoặc hai bên, khó nhai, khó nuốt
Đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chân tay không còn sức lực
Mệt mỏi, đau họng và viêm tuyến nước bọt
Dấu hiệu của bệnh quai bị lúc mang thai có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúng và bệnh viêm xung hàm mặt. Vì vậy, khi mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu kể trên hãy liên hệ với bác sĩ và đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.
Biến chứng của quai bị lúc mang thai
Trường hợp mắc bệnh quai bị lúc mang thai nhưng được điều trị sớm sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm cho thai kỳ. Tuy nhien, nếu không được điều trị đúng cách bệnh sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Biến chứng với mẹ bầu
Mắc quai bị khi mang thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ viêm buồng trứng và nhiễm trùng tuyến vú. Tình trạng này làm trầm trọng thêm triệu chứng sốt và đau đầu. Trong trường hợp xấu, quai bị có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái đẹp.
Ở một số trường hợp hiếm gặp, biến chứng quai bị được ghi nhận bao gồm cả nhiễm trùng não hoặc mất thính lực.
Biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi
Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bầu mắc quai bị sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.
3 tháng cuối thai kỳ tăng nguy cơ lưu thai và sinh non
Do đó việc phòng ngừa sớm quai bị trước và trong khi mang thai vô cùng quan trọng.

Điều trị quai bị lúc mang thai
Nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh quai bị lúc mang thai cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám, xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác. Hiện nay, chưa có một thuốc hay phương pháp nào có kahr năng đặc trị quai bị trong thai kỳ.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị quai bị cho bà bầu bao gồm:
Nghỉ ngơi và cách ly tại giường, hạn chế ra ngoài tránh tiếp xúc với gió, nước
Uống nhiều nước lọc, không nên uống nước trái cây vì có thể gây kích thích tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt gây đau nhiều hơn
Tránh ăn thức ăn có thành phần nếp vì sẽ gây sưng to hơn
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Sử dụng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt phải theo chỉ định của bác sĩ
Phòng tránh quai bị trong thai kỳ
Biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh bệnh quai bị lúc mang thai và tiêm vắc-xin phòng quai bị (MMR) trước thai kỳ. Đồng thời, chị em cũng nên lưu ý hạn chế tiếp xúc với người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị và các bệnh lây nhiễm khác.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng để phòng ngừa các bệnh cho bà bầu với đa dạng các loại vắc-xin. Khi đến tiêm phòng và thăm khám tại Hồng Ngọc, các mẹ bầu sẽ được hưởng những lợi ích sau:
Được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc kỹ càng về thể trạng, sức khỏe, tư vấn loại vắc-xin phù hợp để phòng bệnh và phác đồ tiêm
Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong kho lạnh hiện đại, đảm bảo chất lượng vắc-xin trong điều kiện tốt nhất
Bệnh nhân được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng để đề phòng trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn…
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác