Hạ canxi máu ở trẻ em cần hết sức quan tâm vì đây là tình trạng giảm sút canxi trong máu, gây ra các rối loạn và có xu hướng tăng theo thời gian, có thể dẫn tới co rút, đau cơ, rối loạn nhịp tim, tăng phản xạ gân xương, có cảm giác như kim châm vào da nhất là bàn tay và bàn chân.
Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu còn được gọi là hạ canxi đường huyết là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn giới hạn bình thường, nồng độ huyết thanh toàn phần ít hơn 8.8mg/dl.
Hạ canxi máu có thể gặp ở mọi đối tượng. Với trẻ em, bệnh lý này khiến trẻ bị còi xương, chậm phát triển về chiều cao, vã mồ hôi trộm, hay khóc đêm…
Nguyên nhân gây hạ canxi máu ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng hạ canxi máu ở trẻ. Trong đó, phải kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
- Trẻ không được cung cấp đủ canxi: từ khi con ở trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra nhưng bé không được bổ sung đủ canxi sẽ dễ dẫn đến tình trạng này
- Suy tuyến cận giáp có thể dẫn đến hạ canxi máu
- Thiếu vitamin D: cung cấp không đủ vitamin D hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến hạ canxi máu
Ngoài ra còn có thể do một vài nguyên nhân khác như nhiễm trùng huyết, do tác dụng phụ của thuốc, do tăng lắng canxi ngoài lòng mạch…
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
Top 10 thực phẩm giàu canxi
Tác hại của việc thiếu canxi
Biểu hiện của trẻ bị hạ canxi máu
Biểu hiện của thiếu canxi máu ở trẻ tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi bé, có thể gặp các dấu hiệu như:
– Khi ngủ trẻ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
– Trẻ bị hạ canxi máu hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa,…
– Nếu không được điều trị tốt thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống,…
– Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở, có những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim, thậm chí tử vong.
Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ
Khi trẻ bị hạ canxi máu, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cũng như vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi tốt hơn:
- Cần cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, thủy hải sản, sản phẩm từ sữa, xương động vật, rau cải, bông cải xanh…
- Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm cũng như cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D
- Có thể bổ sung canxi và vitamin D bằng các viên uống thực phẩm chức năng, các loại sữa, thuốc bổ…
Biện pháp phòng ngừa hạ canxi máu cho trẻ
Hạ canxi máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, khiến bé bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Trong khẩu phần ăn của bé nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể. Những thực phẩm đó gồm: các loại thủy hải sản như tôm, cua, các loại rau xanh như rau cải, bông cải xanh hay các sản phẩm từ sữa và phô mai…
- Ngay từ những tháng đầu đời, nên cho bé tắm nắng mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa vitamin D giúp giảm thiểu tình trạng hạ canxi máu ở trẻ.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Hạ canxi máu ở trẻ em cần hết sức quan tâm vì đây là tình trạng giảm sút canxi trong máu, gây ra các rối loạn và có xu hướng tăng theo thời gian, có thể dẫn tới co rút, đau cơ, rối loạn nhịp tim, tăng phản xạ gân xương, có cảm giác như kim châm vào da nhất là bàn tay và bàn chân.
Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu còn được gọi là hạ canxi đường huyết là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn giới hạn bình thường, nồng độ huyết thanh toàn phần ít hơn 8.8mg/dl.
Hạ canxi máu có thể gặp ở mọi đối tượng. Với trẻ em, bệnh lý này khiến trẻ bị còi xương, chậm phát triển về chiều cao, vã mồ hôi trộm, hay khóc đêm…
Nguyên nhân gây hạ canxi máu ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng hạ canxi máu ở trẻ. Trong đó, phải kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
- Trẻ không được cung cấp đủ canxi: từ khi con ở trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra nhưng bé không được bổ sung đủ canxi sẽ dễ dẫn đến tình trạng này
- Suy tuyến cận giáp có thể dẫn đến hạ canxi máu
- Thiếu vitamin D: cung cấp không đủ vitamin D hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến hạ canxi máu
Ngoài ra còn có thể do một vài nguyên nhân khác như nhiễm trùng huyết, do tác dụng phụ của thuốc, do tăng lắng canxi ngoài lòng mạch…
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
Top 10 thực phẩm giàu canxi
Tác hại của việc thiếu canxi
Biểu hiện của trẻ bị hạ canxi máu
Biểu hiện của thiếu canxi máu ở trẻ tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi bé, có thể gặp các dấu hiệu như:
– Khi ngủ trẻ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc, có thể ngưng thở trong cơn khóc.
– Trẻ bị hạ canxi máu hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa,…
– Nếu không được điều trị tốt thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống,…
– Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở, có những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim, thậm chí tử vong.
Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ
Khi trẻ bị hạ canxi máu, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cũng như vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi tốt hơn:
- Cần cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, thủy hải sản, sản phẩm từ sữa, xương động vật, rau cải, bông cải xanh…
- Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày vào buổi sáng sớm cũng như cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D
- Có thể bổ sung canxi và vitamin D bằng các viên uống thực phẩm chức năng, các loại sữa, thuốc bổ…
Biện pháp phòng ngừa hạ canxi máu cho trẻ
Hạ canxi máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, khiến bé bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Trong khẩu phần ăn của bé nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể. Những thực phẩm đó gồm: các loại thủy hải sản như tôm, cua, các loại rau xanh như rau cải, bông cải xanh hay các sản phẩm từ sữa và phô mai…
- Ngay từ những tháng đầu đời, nên cho bé tắm nắng mỗi ngày để tăng cường chuyển hóa vitamin D giúp giảm thiểu tình trạng hạ canxi máu ở trẻ.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/