Ngứa lỗ tai trái, phải là hiện tượng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ngứa lỗ tai trái, phải do đâu? Cùng theo dõi bài viết sau của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm thông tin hữu ích và kinh nghiệm khắc phục.
Nguyên nhân gây ngứa lỗ tai trái, phải
Ngứa lỗ tai trái, phải có thể do các nguyên nhân sau:
Viêm tai
Viêm tai xảy ra khi các vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào trong ống tai hoặc do nước ở trong tai không được vệ sinh sạch sẽ, tích tụ lâu ngày. Từ đó gây nên các triệu chứng ngứa lỗ tai phải, ngứa lỗ tai trái ở nhiều người mắc phải.
Bệnh nhân bị viêm tai cần đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Tránh để viêm tai tiến triển nặng và lây lan ra các vùng khác.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai có thể xảy ra khi người bệnh bị cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, dị ứng và có dịch mủ trong tai giữa. Các triệu chứng của nhiễm trùng tai gồm ngứa lỗ tai, ù tai, chóng mặt, có dịch vàng, nghe kém.
Ráy tai
Ráy tai có tác dụng bảo vệ lỗ tai khỏi bụi bẩn và nước. Ráy tai có thể được đẩy ra ống tai một cách tự nhiên giúp tai sạch và thông thoáng.
Tuy nhiên nếu ráy tai quá cứng hoặc nhiều, tai không thể tự đẩy được ra ngoài có thể gây nên hiện tượng ngứa lỗ tai phải và tai trái. Do vậy, khi bị ngứa lỗ tai, bệnh nhân nên lấy ráy tai từ bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời không nên tự ý đưa vật nhọn, dụng cụ ngoáy tai, tăm bông vào trong tai. Việc tự ý này có thể làm cho tai bị viêm nặng, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Nấm ống tai, nấm tai
Nấm tai khiến bệnh nhân ngứa lỗ tai phải và ngứa lỗ tai trái. Bệnh nấm ống tai, nấm tai xảy ra do người bệnh vệ sinh tai không sạch sẽ hoặc do nhiễm trùng tai, viêm tai.
Khi bị nấm ống tai, bệnh nhân thường bị ngứa lỗ tai, đau nhức ở tai, nhất là khi nhai hoặc ngáp. Ngoài ra còn có một số triệu chứng kèm theo như: khả năng nghe giảm, bị ù tai, chảy dịch trắng hoặc vàng,...
Do máy trợ thính
Máy trợ thính cũng là nguyên nhân dẫn đến ngứa lỗ tai phải và trái. Do người sử dụng không thường xuyên vệ sinh phần tai đeo của máy trợ thính khiến vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ gây nên tình trạng ngứa tai.
Ngoài ra, người dùng máy trợ thính lần đầu bị ngứa có thể do áp lực tì đè của thiết bị. Để bảo vệ tai, người sử dụng máy nên thường xuyên vệ tinh dụng cụ sạch sẽ và điều chỉnh vị trí máy khi đeo vào tai cho phù hợp nhất.
Dị ứng
Khi bị dị ứng, người bệnh có thể bị sốt, nôn, mệt mỏi, toàn thân mẩn đỏ, bị nổi mụn nước hoặc ngứa lỗ tai. Nếu là dị ứng thông thường bạn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu dị ứng kèm theo các biểu hiện khác như co giật, khó thở, tiêu chảy, chân tay mỏi,...Bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Mắc các bệnh về da
Khi mắc các bệnh về da như vảy nến, viêm da hoặc bị chàm da,...người bệnh có thể bị ngứa lỗ tai do mầm bệnh xuất hiện trong tai. Các bệnh da liễu này làm cho phần da trong và xung quanh tai bong tróc, nổi mẩn đỏ và ngứa. Do vậy, bệnh nhân cần vệ sinh vùng tai cẩn thận và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thói quen vệ sinh
Nguyên nhân chủ yếu gây ngứa lỗ tai là do thói quen vệ sinh tai không đúng cách. Bệnh nhân có thói quen ngoáy tai, sử dụng vật sắc nhọn, cứng, tăm bông để ngoáy vào tai, dẫn đến hiện tượng viêm tai. Khi viêm tai càng nặng thì ngứa lỗ tai càng gia tăng.
Các yếu tố khác
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì ngứa lỗ tai phải, ngứa lỗ tai trái còn do yếu tố khác sau đây:
Bơi hoặc tắm ở trong môi trường nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
Sử dụng bịt tai khi bơi.
Không vệ sinh sạch sẽ lỗ tai.
Khi tắm để nước vào trong tai.
Do các tuyến bã nhờn tích tụ.
Không vệ sinh tai nghe, máy trợ thính thường xuyên.
Cách xử trí tốt nhất khi bị ngứa lỗ tai
Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa
Khi bị ngứa lỗ tai phải và trái, người bệnh nên đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng tại bệnh viện để được nội soi và chẩn đoán bệnh chính xác. Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng sau, bệnh nhân nên đi khám sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Tránh tự ý điều trị tại nhà hoặc mua thuốc chưa được kê đơn để điều trị.
Ngứa lỗ tai kèm theo đau nhói.
Chảy dịch.
Sưng hạch.
Nghe kém, ù tai
.Cảm giác mất thăng bằng.
Sưng đau nhức dữ dội trong tai.
Đau nhức ống tai, sốt, nôn, chóng mặt.
Điều trị bằng thuốc Tây theo chỉ định
Khi bị ngứa lỗ tai, bệnh nhân cần sử dụng thuốc Tây theo đúng chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như: thuốc nhỏ viêm tai Ciprodex, thuốc trị viêm tai Hydrocortison, thuốc nhỏ tai Ciprofloxacin 0.3%, thuốc Ofloxacin Otic,....
Người bệnh không được tự ý dùng bất kỳ loại nước muối, thuốc nhỏ tai nào khi chưa đi khám và chẩn đoán bệnh từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc nhỏ hay nước muối tại nhà theo chia sẻ của bác sĩ đều có thể gây nguy hiểm đến màng nhĩ và hệ thống bên trong ống tai. Đặc biệt không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ gia truyền nào đang bán trên thị trường.
Đối với trẻ em khi bị ngứa lỗ tai, viêm tai, bố mẹ không tự ý dùng nước muối hay bất kỳ loại thuốc nhỏ tai nào để nhỏ vào tai bé tại nhà. Trẻ em cần được khám kỹ càng từ bác sĩ với các thiết bị nội soi chuẩn xác để sử dụng đúng thuốc nhất.
Các biện pháp phòng ngừa ngứa lỗ tai
Để phòng tránh tình trạng ngứa lỗ tai trái và ngứa lỗ tai phải, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:
Rửa và làm sạch vành tai thường xuyên để giảm tế bào chết và bã nhờn bằng khăn mềm. Đảm bảo khăn mặt luôn giặt sạch, diệt khuẩn bằng nước nóng hàng tuần và phơi khô.
Không tự ý dùng tăm bông và vật nhọn ngoáy vào tai.
Không tự ý lấy ráy tai ở các tiệm tóc và địa điểm không chuyên về tai mũi họng. Cách tốt nhất là nên đến phòng khám hoặc bệnh viện tai mũi họng uy tín.
Không nên nghe nhạc hoặc xem phim ở mức âm thanh lớn.
Tránh để bụi bẩn, dị vật lọt vào ống tai. Tránh để nước, dịch ứ đọng trong tai.
Vệ sinh dụng cụ tai nghe thường xuyên.
Không bơi hoặc tắm trong vùng nước bẩn.
Nên vệ sinh mũ bảo hiểm xe máy để tránh ẩm mốc, bụi bẩn ảnh hưởng đến vùng tai. Khi phải đi quãng đường dài, bạn nên dừng nghỉ, tháo mũ đội ra để vùng tai được thông thoáng.
Bệnh viện Hồng Ngọc - địa chỉ uy tín điều trị các bệnh về Tai - Mũi - Họng
Tình trạng ngứa lỗ tai kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tai. Ngoài ra còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám tai mũi họng chất lượng tại Hà Nội được đông đảo bệnh nhân tin chọn. Hiện tại, khoa cung cấp đa dạng các dịch vụ về tai mũi họng như:
Thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai: Viêm tai cấp tính và mãn tính, viêm tai ngoài, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, điếc, ù tai chóng mặt…;
Thăm khám và điều trị các bệnh lý về mũi: Viêm xoang, viêm mũi cấp tính và mãn tính, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, chảy máu cam…;
Thăm khám và điều trị các bệnh lý về họng: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thành quản, sỏi amidan…;
Điều trị mất thính lực bằng thiết bị trợ thính hoặc phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai…;
Nạo amidan, VA bằng công nghệ dao Plasma;
Lấy dị vật ở tai mũi họng….
Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh lý tai mũi họng tại đây.
Để đặt lịch khám cũng như tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ của khoa, khách hàng vui lòng liên hệ:
KHOA TAI MŨI HỌNG – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC – Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội – Hotline: 091.2002.131 – 0949.646.556Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.