Mười cách giúp bạn giảm ngủ ngáy hiệu quả

Mười cách giúp bạn giảm ngủ ngáy hiệu quả

27-02-2020
Sống khỏe

Ngủ ngáy là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng sinh lý bình thường mà nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên cần được khắc phục sớm.

Nguyên nhân gây tình trạng ngủ ngáy

Khi dòng khí được hít thở bằng đường mũi và miệng bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng ngủ ngáy. Tình trạng này có thể do các yếu tố dưới đây gây nên:

- Nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay do biến dạng ở mũi

- Cơ vùng họng và cơ lưỡi có vấn đề: Chúng ít hoạt động hoặc chùng xuống và gây áp lực lên đường thở

- Thừa cân, béo phí có thể làm mô vùng họng kém linh động và gây ngủ ngáy

- Trẻ nhỏ bị viêm amidan, VA hoặc hạch họng có kích thước lớn cũng gây ngủ ngáy

- Ngủ nghỉ không điều độ khiến tinh thần mệt mỏi

- Vòng họng hoặc lưỡi gà dài, mềm có thể gây tắc nghẽn đường thở từ mũi xuông họng và phát ra tiếng ngáy khi ngủ

ngủ ngáy Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn tác động xấu đến sức khỏe

Tác hại

Ngủ ngáy không đơn giản chỉ là ảnh hưởng đến người xung quanh bởi tiếng ngáy mà nó còn tác động xấu đến sức khỏe của chính bản thân người ngủ ngáy.

- Ngủ ngáy làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim mạch

- Đường thở bị tắc nghẽn có thể gây ngừng thở kéo dài đến 10 giây

- Ngủ ngáy làm gián đoạn hô hấp và gây thức giấc khi ngủ

- Gây mất ngủ, ngủ không ngon do thường xuyên bị ngừng thở

- Ngừng thở kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp

- Gây đau đầu kinh niên

- Làm giảm sự cung cấp oxy trong máu

10 cách giúp bạn giảm ngủ ngáy

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh nên cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

Dưới đây là 10 cách bạn có thể áp dụng ngay để giảm thiểu tình trạng này:

Ngủ nghiêng

Có đến 60% người nằm ngửa khi ngủ và nghĩ rằng tư thế này tốt. Tuy nhiên, nằm ngửa lại không phải là tư thế tốt nhất khi ngủ. Bởi khi nằm ngửa, lưỡi và vòm họng có thể sụp xuống phía sau của thành cổ họn, gây âm thanh rung và ngáy khi ngủ.

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt, giúp hạn chế ngủ ngáy

Tư thế nằm nghiêng khi ngủ được cho là tốt nhất để giảm tình trạng ngủ ngáy. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gối dày hay đặt gối phía sau lưng khi nằm để hạn chế ngủ ngáy.

Giảm cân

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Trọng lượng quá lớn khiến cho đường hô hấp bị hẹp nên người béo phì sẽ dễ bị khó thở. Vì vậy, giảm cân cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.

Tuy nhiên, việc gầy quá cũng không tốt nên bạn hãy duy trì cân nặng vừa phải để giúp bảo đảm sức khỏe được tốt nhất.

Tránh xa rượu và thuốc an thần

Rượu và thuốc an thần có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhưng nó lại không hề tốt cho sức khỏe và có thể khiến bạn ngủ ngáy vì những chất này kích thích các cơ ở sau cổ họng tạo ra âm thanh khi ngủ.

Nếu bạn uống rượu hoặc thuốc an thần thì nên uống ít nhất trong 2 giờ trước khi ngủ để hạn chế tối đa tình trạng ngủ ngáy.

Gối cao khi ngủ

Gối cao có thể nâng đỡ đầu và giúp khắc phục tình trạng ngủ ngáy. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn độ cao phù hợp nếu không sẽ dễ gây đau cổ.

Ngoài ra, các chất trong gối ngủ có thể khiến bạn dị ứng và tạo âm thanh ngáy khi ngủ hoặc những hạt bụ hay lông thú cưng dính trên gối có thể kích thích hệ hộ hấp nên bảo cần giặt gối thường xuyên và thay đổi gối 6 tháng 1 lần để đảm bảo gối luôn sạch sẽ.

Chú ý thời gian ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc mệt nhọc và tạo tinh thần hứng khởi để chào đón ngày mới sau khi thức dậy. Bạn nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hãy tập thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ. Cơ thể hoạt động điều độ sự giúp bạn giảm được tình trạng ngủ ngáy.

Hãy bỏ thuốc lá ngay nếu bạn muốn khắc phục chứng ngủ ngáy

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá không hề tốt cho sức khỏe, có thể gây ra các bệnh về tim mạch, phổi và gây ung thư. Ngoài ra, thuốc là còn có thể gây tình trạng ngủ ngáy do nó làm giảm khả năng sử dụng oxy của cơ thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp. Vì vậy, cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

Thông thoáng đường thở

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Trọng lượng quá mức khiến đường hô hấp bị hẹp nên người béo phì sẽ khó thở. Vì vậy, giảm cân cũng là một trong những cách giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.

Tập thể dục

Tập thể dục để tăng cường cơ bắp, cải thiện nhịp tim và tuần hoàn máu. Tập thể dục hằng ngày cũng có thể giúp điều chỉnh kiểu ngủ. Do đó, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm ngáy.  

Bữa ăn tối của bạn

Hãy chắc chắn rằng bạn ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi nhằm tạo cho bạn có một giấc ngủ yên tĩnh.

Uống nhiều nước

Tình trạng thiếu nước có thể làm chất tiết trong mũi và vòm họng của bạn mềm và dính hơn nên dế gây ngủ ngáy. Vì vậy, hãy đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng ngủ ngáy.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay