Mẹ nhiễm HIV có cho con bú được không hay phải dùng sữa ngoài để nuôi con là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm vì không biết bé bú sữa mẹ có ảnh hưởng gì hay không?
Không nên cho trẻ bú mẹ khi mẹ nhiễm HIV
Dù với nồng độ không cao nhưng HIV cũng có trong sữa mẹ nên nó có thể lây nhiễm cho trẻ khi bú sữa người mẹ nhiễm HIV.
Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng.
Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ.
Khoảng 20-30% số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa mẹ, tùy thuộc vào thời gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.
Có nên vừa cho trẻ bú sữa mẹ vừa cho bú sữa ngoài?
Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú sữa mẹ vừa cho bú sữa ngoài vì như thế em bé sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm HIV.
Việc làm này có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, phá hoại ruột trẻ và làm virus HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, trẻ có thể bị dị ứng với sữa bột với các dấu hiệu mẩn đỏ ở da, tiêu chảy, chướng bụng hoặc táo bón.
Vì vậy trong vòng 6 tháng đầu, cần tránh cho trẻ dùng những loại sữa đặc có đường, sữa gầy và sữa ít chất béo.
Nếu không có đủ điều kiện để cho em bé bú sữa ngoài hoàn toàn thì chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu và cai sữa cho em bé càng sớm càng tốt, cai sữa chậm nhất là khi em bé được 6 tháng tuổi. Sau đó tiếp tục nuôi em bé bằng sữa ngoài.
Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú.
Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột.
Bên cạnh đó, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và xét nghiệm nhằm xác định sớm tình trạng nhiễm HIV, điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội.
Với phụ nữ mang thai tốt nhất là xét nghiệm HIV trước 28 tuần tuổi thai (nếu nhiễm HIV sẽ được chăm sóc và điều trị kịp thời dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con).
Hiện phụ nữ mang thai được tư vấn và làm xét nghiệm miễn phí toàn bộ tại các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
Ngoài ra, tại các Trung tâm Y tế các huyện/thành phố đều có cán bộ chuyên trách về công tác phòng chống AIDS, các phụ nữ sẽ được tư vấn về vấn đề này và sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ con.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp giúp mẹ câu hỏi mẹ nhiễm HIV có cho con bú được không?
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc