Tình trạng mất sữa 2 tháng sau sinh xảy ra đối với nhiều sản phụ khi con chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng sợ rằng con không đủ sữa để bú và băn khoăn liệu rằng mất sữa 2 tháng có lấy lại được không? Làm thế nào cho sữa về khi bị mất sữa?
Nguyên nhân gây mất sữa 2 tháng sau sinh
Đối với các mẹ, việc mất sữa trong thời gian cho con bú là chuyển xảy ra thường xuyên.
Mất sữa ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: có mẹ mất sữa ngay lúc mới sinh, có mẹ mất sữa 2 tháng sau sinh, có mẹ thì thỉnh thoảng mất sữa một lần… Đa số trường hợp mất sữa 2 tháng sau sinh xảy ra ở những phụ nữ sinh con lần đầu.
Bị mất sữa 2 tháng sau sinh bởi nguyên nhân chính là do thiếu hormone prolactin và oxytocin. Vai trò của hai hormone cực kỳ quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất và tiết sữa.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sụt giảm lượng hormone đó là:
Mẹ giảm cân, nhịn ăn
Sau sinh, nhiều sản phụ muốn lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh chóng mà chọn cách nhịn ăn, không ăn các món giàu dưỡng chất vì sợ lên cân. Việc làm này khiến cơ thể của mẹ không đủ dinh dưỡng cần thiết để sản xuất sữa.
Công việc bận bịu, áp lực, stress, mất ngủ
Trong thời gian nuôi con, nếu các mẹ đi làm ngay những tháng đầu sẽ gặp phải nhiều áp lực, mệt mỏi, căng thẳng làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của tuyến yên, từ đó ức chế quá trình sản xuất sữa.
Bệnh tuyến vú
Các bệnh tuyến vú như viêm tuyến vú, tắc tuyến vú, u nang đều là nguyên nhân dẫn đến việc mất sữa ở sản phụ sau sinh.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Tình trạng mất sữa còn do sản phụ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc dị ứng làm ức chế quá trình sản xuất sữa trong cơ thể, gây mất sữa.
Áp lực từ gia đình
Do chịu nhiều áp lực từ phía gia đình trong việc nuôi và chăm sóc con mà không ít mẹ bị mất sữa. Càng bị căng thẳng và stress thì mẹ càng bị ức chế sản xuất sữa.
Con không chịu bú mẹ
Việc bú mẹ của trẻ không diễn ra thường xuyên thì cơ thể sẽ không nhận được sự kích thích sản xuất sữa làm cho lượng sữa ít dần rồi mất hoàn toàn.
Cho con bú sai cách
Mẹ cần phải cho trẻ bú đúng cách để lượng sữa tiết đều và dồi dào. Nếu trẻ bú sai cách thì sẽ không kích thích cơ thể tiết nhiều sữa, dần dần mẹ sẽ bị mất sữa.
Ăn thực phẩm gây mất sữa
Mẹ sau sinh có thể bị mất sữa nếu ăn một số thực phẩm như lá lốt, lá bạc hà, măng khô, măng chua, khổ qua…
Có thể bạn quan tâm:
Ảnh hưởng khi bị mất sữa 2 tháng sau sinh
Việc mất sữa 2 tháng sau sinh gây ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều tới cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng việc mất sữa đến trẻ
Trẻ thiếu đi nguồn dưỡng chất quý giá
Có rất nhiều dưỡng chất có trong sữa mẹ cần thiết cho sự phát triển của trẻ như vitamin, protein, carbohydrate, axit amin. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ có thể bú hoàn toàn sữa mẹ mà không cần uống nước, ăn dặm hoặc dùng thêm bất kỳ loại sữa công thức nào.
Trẻ dễ tiêu chảy, ốm yếu, còi cọc, hay quấy khóc
Hàm lượng protein cùng một số chất dinh dưỡng trong sữa công thức có thể nhiều hơn sữa mẹ nhưng trẻ lại chưa đủ lớn để tiêu hóa và hấp thụ những dưỡng chất đó, có trường hợp còn bị dị ứng với sữa công thức, bị đi ngoài.
Các chất đề kháng tự nhiên có trong sữa mẹ là “độc quyền” mà không một loại sữa công thức nào sánh bằng. Đây cũng là lý do tại sao trẻ dùng sữa ngoài hay bị ốm hơn trẻ được bú sữa mẹ.
Trẻ không được gần gũi mẹ
Thông qua việc bú mẹ, trẻ sẽ được gần gũi mẹ hơn, các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên da kề da ngay khi sinh con để bảo vệ bé.
Ảnh hưởng việc mất sữa đến mẹ
Stress, trầm cảm vì không có sữa cho con bú
Trong những tháng đầu nuôi con, điều mà mỗi mẹ quan tâm nhất chính là việc đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú. Khi bị mất sữa 2 tháng sau sinh, chắc chắn các mẹ sẽ không tránh khỏi việc lo lắng và tìm mọi cách khắc phục. Nhiều mẹ còn bị trầm cảm chỉ vì không có sữa cho con bú.
Nguy cơ mất sữa vĩnh viễn
Việc mất sữa kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng không được điều trị sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị mất sữa vĩnh viễn. Mẹ bị mất sữa khi mới sinh con 2 tháng thì con chắc chắn sẽ rất thiệt thòi.
Mất sữa 2 tháng sau sinh có lấy lại được không?
Mẹ yên tâm rằng việc mất sữa 2 tháng sau sinh có thể lấy lại sữa được nếu dùng cách kích sữa an toàn và hiệu quả sau đây:
Hút kiệt sữa sau mỗi lần
Theo các chuyên gia hướng dẫn, cần phải làm cho kiệt sữa sau mỗi cử hút vì tốc độ tạo sữa phụ thuộc vào tốc độ làm trống của tuyến sữa. Việc tạo sữa sẽ càng nhanh hơn nếu tuyến sữa càng trống.
Sản phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ thay vì chăm chăm hút sữa cả ngày
Nếu lịch hút sữa quá dày sẽ khiến mẹ không được nghỉ ngơi để cơ thể tạo sữa, mất ngủ và tinh thần căng thẳng khiến cơ thể không khỏe mạnh làm sữa không về được.
Chỉ nên hút sữa vào một thời điểm cố định trong ngày để cơ thể hình thành phản xạ tiết sữa
Trong ngày, mẹ nên hút sữa vào một thời điểm cố định như hút vào 7 giờ sáng, 10 giờ sáng, 13 giờ… lặp lại hằng ngày vào khung giờ đó vào những ngày tiếp theo để hình thành phản xạ tiết sữa, sữa sẽ tự động chảy.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Sữa được sản xuất dựa vào việc sử dụng nguồn năng lượng, dinh dưỡng và máu của mẹ.
Sữa sẽ về nhiều hơn khi cơ thể mẹ dự trự được nhiều chất lỏng. Vậy nên trước khi hút sữa mẹ nên uống một cốc nước ấm, bột ngủ cốc và các loại nước lợi sữa và có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để kích thích tuyến sữa, tránh ăn những thực phẩm gây mất sữa.
Massage bầu ngực hằng ngày
Massage bầu ngực nhẹ nhàng sẽ giúp các dây thần kinh sản sinh ra oxytocin, kích thích tuyến sữa hoạt động, đánh tan các cục sữa đông và khơi thông dòng sữa mẹ.
Không tùy tiện sử dụng kháng sinh
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mẹ muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì có thể gây ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.
Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
Để quá trình tiết sữa được thuận lợi, mẹ cần giữ cho tâm trạng thoải mái và vui vẻ, ngủ đủ giấc.
Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp trên nhưng vẫn không thấy sữa về thì cần đến ngay bệnh viện để khắc phục.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: