Mất răng hàm gây ra những hệ lụy gì?
Răng hàm được xem là răng quan trọng nhất của hàm răng. Răng hàm là răng số 6 và số 7 trên hàm răng, những răng hàm vĩnh viễn chỉ mọc một lần duy nhất nên nếu bị mất răng thì sẽ không thể mọc lại được nữa.
Răng hàm có vai trò quan trọng trong ăn nhai và nâng đỡ cấu trúc xương hàm
Răng hàm đảm nhận vai trò chính trong ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Chính vì vậy, khi bị mất răng hàm vì bất kỳ nguyên nhân nào mà không được phục hình kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cụ thể:
Tiêu xương hàm:
Khi bị mất răng hàm thì sẽ không có răng để kích thích xương hàm khi nhai, xương ở khu vực răng bị mất sẽ dần dần bị tiêu biến. Ngoài ra, khi không còn răng để ăn nhai, sẽ không có lực để tác động và kích thích cho xương hàm phát triển, xương hàm tiêu biến trong thời gian dài gây ra tình trạng các răng xung quanh lung lay và có thể dẫn tới mất răng toàn hàm.
Giảm chức năng ăn nhai:
Chức năng chính của răng hàm chính là ăn nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Khi bị mất răng hàm sẽ làm giảm hiệu quả ăn nhai, khiến bạn khó khăn trong việc xử lý thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Khi răng hàm bị mất thì việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn do các khoảng trống từ việc mất răng gây ra, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Và đồng thời dạ dày buộc phải co bóp làm việc quá tải mới chuyển hóa được chất dinh dưỡng. Với thời gian lâu dài sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày, cơ thể cũng suy yếu khi không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng. Cũng chính vì vậy, những người mất răng, người cao tuổi không ăn nhai tốt sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mất răng hàm nếu không được phục hình kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Răng lân cận bị ảnh hưởng:
Khi bị mất răng hàm, thì những răng lân cận xung quanh có xu hướng dịch chuyển vào khoảng trống chỗ răng bị mất, làm thay đổi khớp cắn và có thể gây ra đau nhức cũng như các vấn đề về khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, khi răng bị mất sẽ tạo nên những khoảng trống trên cung hàm, và theo thời gian, những răng lân cận bị mất đi chỗ dựa, gây ra tình trạng xô lệch nghiêng về khoảng trống mất răng. Răng đối diện cũng không được nâng đỡ sẽ bị trồi lên, thụt xuống. Và những chiếc răng bị xô lệch này lâu dài có nguy cơ bị lung lay, phải nhổ bỏ, lệch khớp cắn và sẽ gây mất thêm răng khác.
Mất răng hàm khiến răng lân cận dịch chuyển vào chỗ trống gây ra tình trạng xô lệch, nghiêng ngả, lung lay và phải nhổ bỏ
Gây tình trạng hóp má và lão hóa sớm
Mất răng hàm lâu dài gây nên tình trạng tiêu xương khiến cho vùng má bị hóp vào. Những người mất răng hàm thường bị hô do 2 má hóp lại, còn nếu mất răng cửa sẽ xuất hiện tình trạng bị móm. Bên cạnh đó, khi mất răng, không có xương nâng đỡ nên vùng cơ và da xung quanh sẽ bị nhăn nheo, chảy xệ xuống và khiến gương mặt lão hóa sớm, già trước tuổi.
Mất răng hàm khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng gây loạn khớp thái dương hàm
Răng là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh, nó có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác, vận động của các cơ mặt. Nên khi bị mất răng sẽ khiến hàm bị lệch lạc, gây tình trạng sai khớp cắn, tiêu xương hàm. Và nếu để tình trạng mất răng hàm lâu dài, dây thần kinh có xu hướng nằm gần niêm mạc hơn (gây tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm) dẫn đến đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ, vai, gáy.
Mất răng hàm gây tình trạng hóp má, lão hóa sớm và loạn khớp thái dương hàm
Mất thẩm mỹ
Việc mất răng hàm khiến người bệnh tập trung ăn nhai một bên. Về lâu dài sẽ khiến khuôn miệng thay đổi, làm khuôn mặt bị biến dạng, mất cân đối, mất thẩm mỹ. Khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Những nguyên nhân dẫn tới mất răng hàm vĩnh viễn?
Răng hàm là răng chính trong ăn nhai và nâng đỡ cấu trúc xương hàm. Răng hàm vĩnh viễn chỉ mọc 1 lần duy nhất, nếu mất sẽ không thể mọc lại được nữa. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng hàm như:
Do tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn dẫn tới hỏng răng, gãy răng
Do răng số 8 mọc lệch mà không được nhổ kịp thời, dẫn đến tình trạng đâm vào răng số 7, gây sâu răng, hỏng chân răng bắt buộc phải nhổ bỏ.
Hậu quả của các bệnh lý răng miệng không được điều trị kịp thời như: viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi,...
Nguyên nhân gây mất răng hàm không thể thay đổi được đó là do tuổi cao. Khi tuổi càng cao thì hoạt động nhai, nghiến, cắn lâu dần sẽ gây ra tình trạng lão hóa, bào mòn lớp men và các cạnh của răng.
Mất răng hàm do các thói quen xâu như hút thuốc lá, nghiến răng,… gây nên
Do có các thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng,... khiến nướu bị viêm, tụt nướu dẫn tới răng lung lay và dễ rụng.
Người mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... cũng khiến răng bị yếu và dễ bị mất răng hơn so với người bình thường.
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu canxi, kali, ăn uống không đủ chất, ăn nhiều đồ ăn cứng,... cũng làm răng bị suy yếu và dẫn tới tình trạng mất răng.
Giải pháp tối ưu để khắc phục tình trạng mất răng hàm là phục hình trồng răng implant
Nếu khách hàng đang gặp phải tình trạng mất răng, đặc biệt là mất răng hàm, hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất (bắc cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp, trồng răng Implant) để tránh các hệ lụy nguy hiểm, gây ảnh hưởng sức khỏe của mình.
** Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Hồng Ngọc
Hotline: 0912.854.193
Fanpage: https://www.facebook.com/ranghammatbvhongngocc