Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe và tinh thần. Bị mất ngủ thời gian dài làm cơ thể suy kiệt, không đủ năng lượng cho các hoạt động.
Mất ngủ thường xuyên cảnh báo bệnh gì
Mất ngủ thường xuyên được coi là một dạng rối loạn giấc ngủ, là một triệu chứng thường gặp trong phân loại về sức khỏe tâm thần như: stress, hoang tưởng, trầm cảm, các dạng rối loạn bệnh lý,…
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nhiều tới lối sống sinh hoạt, sức khỏe và tinh thần. Cần cẩn trọng hơn bởi tình trạng này còn có xu hướng gia tăng.
Những người mất ngủ bệnh lý thường kèm theo tình trạng khó vào giấc, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, hay bị cắt giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Rất có thể nguyên nhân của chứng mất ngủ, là do ảnh hưởng của một trong các bệnh sau đây:
Trầm cảm
Các chuyên gia trong ngành đã công bố: mất ngủ là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm. Theo thống kê, bị mất ngủ dài ngày là triệu chứng mà 95% bệnh nhân trầm cảm gặp phải.
Dù rằng họ vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, nhưng bệnh nhân trầm cảm vẫn không thể đưa mình vào giấc ngủ. Một số người mắc bệnh còn chỉ ngủ 2 giờ mỗi ngày, hoặc họ có thể thức trắng cả ngày, cả đêm.
Viêm mũi dị ứng
Dù không có vẻ gì là liên quan, nhưng những bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều có tình trạng bị mất ngủ thường xuyên. Điều này không phải là sự trùng hợp.
Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bên trong mũi sẽ sản sinh ra các chất gây nghẹt mũi. Người bệnh khi tiếp xúc cùng các chất đó, sẽ dễ dàng bị mất ngủ vào ban đêm.
Viêm khớp dạng thấp
Những người bị viêm khớp dạng thấp, thì đều gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên. Lý giải cho điều này là do hệ miễn dịch luôn có xu thế chống lại các tác nhân gây bệnh, cùng với các khớp khỏe mạnh khiến cho phần xương, sụn khó có thể phục hồi. Tình trạng này khiến cho cơ thể của người viêm khớp dạng thấp luôn mệt mỏi, chán ăn, thèm ngủ,…
Từ đó, một vòng luẩn quẩn không dứt được thiết lập giữa bệnh viêm khớp và chứng mất ngủ. Viêm khớp gây đau đớn cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Do thiếu ngủ mà các triệu chứng từ khớp cũng tăng lên. Cứ như vậy, người bệnh nằm trong vòng tuần hoàn khó mà dứt ra được.
Bệnh tuyến giáp
Các bệnh từ tuyến giáp làm tăng hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ thường trong trạng thái bồn chồn, lo âu ảnh hưởng đến quá trình đi vào giấc ngủ, gây mất ngủ thường xuyên.
Trào ngược dạ dày
Người bị mất ngủ thường xuyên cũng thường mắc trào ngược dạ dày (hội chứng GERD). Đây là tình trạng mạn tính xảy ra khi acid dạ dày trào ngược vào thực quản.
Tình trạng bệnh này trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh nằm hoặc cố gắng ngủ mỗi đêm. Sự khó chịu khi bị ợ nóng, ho rũ rượi, đau họng là tác nhân khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ.
Thay đổi nội tiết tố
Khi bước vào thời kì mãn kinh, phụ nữ chịu tác động suy giảm của nội tiết tố bên trong cơ thể, cùng với những thay đổi rõ rệt trong tâm trạng, tính cách. Tình trạng nổi bật nhất khi có sự thay đổi trong cơ thể, đó là mất ngủ thường xuyên, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…
Tùy từng người, từng trường hợp mà tình trạng có thể khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể cải thiện được điều này bởi đây không phải là một bệnh lý.
Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe
Những hệ lụy khi không ngủ đủ giấc bao gồm ảnh hưởng tới sức khỏe và ảnh hưởng tới tinh thần:
Khó tập trung, thiếu sức sống: ảnh hưởng đến chất lượng của mọi hoạt động hàng ngày.
Nguy cơ bị teo não, đột quỵ: cần cẩn trọng với tình trạng mỗi đêm ngủ dưới 5 tiếng. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần so với người ngủ đủ giấc.
Béo phì: não bộ điều hướng việc mất ngủ thành cảm giác đói, sinh ra mong muốn ăn vặt hàng đêm.
Lão hóa da: khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol gây ảnh hưởng đến cấu trúc collagen của da. Từ đó, da tăng khả năng nám, sạm, lão hóa và nổi mụn hơn.
Ảnh hưởng đến tim mạch: hệ thần kinh của những người bị mất ngủ luôn trong tình trạng căng thẳng. Chính điều đó đã tạo áp lực lên tim mạch, khiến huyết áp tăng cao.
Rối loạn cảm xúc và tâm lý: những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện từ người bị mất ngủ. Nếu ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, họ có thể bị suy nhược thần kinh và ngại giao tiếp xã hội.
Suy giảm sinh lý: Nồng độ testosterone nam giảm làm ham muốn tình dục giảm theo.
Mỗi người sẽ có một nguyên nhân chủ chốt gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên. Do vậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề để việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ là người theo dõi tình trạng, chẩn đoán và điều trị cho chứng mất ngủ của bạn. Đừng ngại chia sẻ với các bác sĩ về vấn đề mà mình đang gặp phải.
Đăng ký nhận tư vấn và thăm khám với chuyên gia:
Chuyên khoa Tâm lý & Sức khỏe tâm thần – BVĐK Hồng Ngọc
Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0947.616.006
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.