Thủy tinh thể của bé trong suốt hơn so với của người lớn, điều này đồng nghĩa với việc võng mạc của mắt dễ bị tổn thương hơn nếu ra nắng mà không đeo kính. Vì vậy bé từ 3 tuổi trở lên nên đeo kính chống nắng mỗi khi vui chơi hay hoạt động ngoài trời.
Tiêu chí lựa chọn kính cho trẻ
Khi lựa chọn kính cho bé, có các chất lượng cần phải đảm bảo
- Phải ngăn ngừa được 95–99% tác động của tia cực tím đối với mắt. Chỉ số này là tiêu chí quan trọng nhất (do tia cực tím có hại đối với mắt).
- Chất liệu của kính tương tự như kính dùng trong nhãn khoa hoặc bằng chất dẻo đặc biệt.
- Kính không dễ xước khi va chạm với vật cứng nhọn.
- Mắt kính đủ to để che mắt ở 4 vị trí: trên, dưới, trong, ngoài (để chống các tia sáng mạnh và bụi).
- Ngoài những yếu tố trên, cần lựa chọn phù hợp với khuôn mặt của bé.
Một số lưu ý khi cho trẻ đeo kính
- Tránh bỏ kính ra đột ngột.
- Khi đeo kính không nên nhìn trực tiếp lên ánh sáng mặt trời.
- Kính kém chất lượng khi đeo sẽ có cảm giác nhìn lóa, sai lệch hình ảnh màu sắc của vật được nhìn, chóng mặt nhức đầu.
- Nếu gọng kính không đảm bảo chất lượng có thể gây dị ứng phần da tiếp xúc với gọng kính, dẫn đến hiện tượng đỏ ngứa, mụn nước.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Thủy tinh thể của bé trong suốt hơn so với của người lớn, điều này đồng nghĩa với việc võng mạc của mắt dễ bị tổn thương hơn nếu ra nắng mà không đeo kính. Vì vậy bé từ 3 tuổi trở lên nên đeo kính chống nắng mỗi khi vui chơi hay hoạt động ngoài trời.
Tiêu chí lựa chọn kính cho trẻ
Khi lựa chọn kính cho bé, có các chất lượng cần phải đảm bảo
- Phải ngăn ngừa được 95–99% tác động của tia cực tím đối với mắt. Chỉ số này là tiêu chí quan trọng nhất (do tia cực tím có hại đối với mắt).
- Chất liệu của kính tương tự như kính dùng trong nhãn khoa hoặc bằng chất dẻo đặc biệt.
- Kính không dễ xước khi va chạm với vật cứng nhọn.
- Mắt kính đủ to để che mắt ở 4 vị trí: trên, dưới, trong, ngoài (để chống các tia sáng mạnh và bụi).
- Ngoài những yếu tố trên, cần lựa chọn phù hợp với khuôn mặt của bé.
Một số lưu ý khi cho trẻ đeo kính
- Tránh bỏ kính ra đột ngột.
- Khi đeo kính không nên nhìn trực tiếp lên ánh sáng mặt trời.
- Kính kém chất lượng khi đeo sẽ có cảm giác nhìn lóa, sai lệch hình ảnh màu sắc của vật được nhìn, chóng mặt nhức đầu.
- Nếu gọng kính không đảm bảo chất lượng có thể gây dị ứng phần da tiếp xúc với gọng kính, dẫn đến hiện tượng đỏ ngứa, mụn nước.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/