Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương, giúp các hạn các biến chứng có thể xảy ra từ căn bệnh này. Do đó, bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì là mối quan tâm của rất nhiều người.
Lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng loãng xương. Vì vậy, tùy theo từng độ tuổi, cần bổ sung một lượng canxi nhất định mỗi ngày để xương luôn chắc khỏe.
- Với trẻ em dưới 15 tuổi lượng canxi cần thiết là 600 - 700 miligam/ngày
- Độ tuổi từ 19 - 50 cần khoảng 1.000 miligam/ngày.
- Độ tuổi trên 50 cần 1.200 miligam/ngày
- Phụ nữ có thai: 1.200 miligam/ngày
Người bệnh có thể ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng loãng xương bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện thì người bệnh cần tham vấn bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi bị bệnh loãng xương
Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn góp phần không nhỏ trong việc cung cấp canxi cho cơ thể, phòng chống và điều trị loãng xương hiệu quả. Để chế độ dinh dưỡng có đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Chọn thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hải sản và các loại rau lá xanh đậm,....
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu người trưởng thành cần 1000mg canxi/ngày thì từ 51 tuổi trở đi bạn cần cung cấp 1200mg canxi/ngày mới đủ lượng cơ thể cần.
- Để canxi hấp thu tốt nhất cần bổ sung vitamin D từ dinh dưỡng.
- Bổ sung đủ chất béo cơ thể cần từ 15 – 25% tổng năng lượng khẩu phần.
- Ăn muối vừa đủ, dưới 5gr/ngày.
- Không ăn đồ ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
- Không hút thuốc lá.
- Không uống rượu bia, nước ngọt, nước uống có ga và cà phê.
Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng góp phần phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả
Có thể bạn quan tâm:
Loãng xương nên ăn gì, bổ sung gì?
Bổ sung thực phẩm chứa canxi hàng ngày giúp đem lại hiệu quả cao trong việc dự phòng và cải thiện tình trạng loãng xương.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,... có hàm lượng canxi cao giúp đem lại hiệu quả trong việc phòng chống loãng xương. Hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60%. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm những loại sữa đặc chế chuyên dùng để bổ sung canxi.
Lưu ý:
Với người thiếu men lactose rất dễ bị đầy bụng khó tiêu khi sử dụng sữa, vì vậy, nên bắt đầu sử dụng sữa loãng xương bằng liều lượng nhỏ rồi tăng dần. Điều này sẽ giúp cơ thể tập làm quen dần với sữa, từ đó hạn chế được các tác dụng phụ.
Các loại hải sản
Hải sản là nguồn cung cấp canxi và chất đạm dồi dào như tôm, cua, cá… Để cơ thể hấp thụ được nhiều canxi hơn, hải sản nên được nấu thật kỹ và nhừ. Tuy nhiên, nếu người bệnh loãng xương kèm theo tình trạng gout thì nên loại trừ các thực phẩm này để tránh tình trạng tăng acid uric máu.
Cá hồi rất tốt cho người bị bệnh loãng xương
Các loại rau củ quả
Rau củ có màu xanh thường chứa hàm lượng carotene, riboflavin và vitamin C cao hơn so với rau có màu nhạt hơn hay màu khác. Vitamin K có trong rau màu xanh, giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và hình thành khung xương giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Các loại rau tốt cho xương có thể kể đến như cải xanh, súp lơ xanh, bắp cải, hạt đậu nành,... Những người bị loãng xương nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Không chỉ tốt cho người loãng xương mà rau xanh còn có rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của con người.
Ngoài rau củ quả, nước ép trái cây cũng là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho người bị loãng xương. Nước ép chuối, cam… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị loãng xương vì hàm lượng canxi và vitamin D cao. Bên cạnh việc uống đủ nước, người bệnh có thể dùng thêm 1 – 2 ly nước ép mỗi ngày.
Trứng
Trứng là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng trong việc phòng và hỗ trị bệnh loãng xương. Các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng chim… là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như canxi, selen, vitamin, folate, protein…, đây là những chất có lợi cho hệ xương.
Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều vitamin tan trong chất béo như vitamin A, K, E, D. Tuy chỉ cung cấp 6% vitamin D mỗi ngày, nhưng lại rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi, cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần protein có trong lòng trắng trứng còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Trứng là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người loãng xương
Để làm phong phú thêm trong khẩu phần ăn, bạn có thể thay đổi cách chế biến trứng như: luộc, rán, ốp, kho, bắc… Mặc dù trứng rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương nhưng người bệnh cũng chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả/lần, một tuần ăn 2 – 3 lần.
Các loại hạt và ngũ cốc
Các loại hạt như óc chó, hướng dương, hạt mè,... và ngũ cốc hầu hết đều chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin E, D… và khoáng chất như kẽm, magie. Những dưỡng chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương, ngăn ngừa các bệnh sưng, viêm, giúp xương khớp luôn cử động linh hoạt. Bên cạnh đó, các acid béo không bão hòa có trong hạt còn giúp bảo vệ tim mạch và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu.
Bệnh nhân loãng xương, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các loại ngũ cốc ít đường để tránh tình trạng tăng đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường.
Xương ống động vật
Thành phần canxi, protein trong xương ống cùng collagen giúp hỗ trợ sụn khớp, bôi trơn các khớp từ đó làm giảm các cơn đau do bệnh xương khớp đem lại. Nên hầm xương động vật trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ để các chất dinh dưỡng trong xương được giải phóng hoàn toàn.
Loãng xương nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-6
Thực phẩm chứa acid béo Omega-6 rất tốt đối với sức khỏe tim mạch và trí não, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp. Bởi acid béo Omega-6 có thể làm gia tăng chất gây viêm của cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-6, chỉ nên dùng 2-3 bữa trong 1 tuần.
Nên sử dụng Omega-6 cân bằng và điều độ
Thức ăn mặn
Thực phẩm mặn chứa hàm lượng Natri rất cao, gây nên tình trạng xương bị lão hóa trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Một thìa muối mỗi ngày có thể làm giảm khoảng 1,5% khối lượng xương/ năm. Chỉ nên ăn tối đa 5gram muối một ngày.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Sử dụng quá nhiều đường sẽ hạn chế lượng canxi hấp thụ vào cơ thể và cạn kiệt nguồn photpho dự trữ trong cơ thể. Trong khi đó, photpho là chất khoáng quan trọng giúp tăng hấp thu Canxi vào cơ thể. Vì vậy, bất kể ai trong chúng ta cũng nên hạn chế dùng đồ ngọt từ đường. Đối với những người bị loãng xương nhưng lại hảo ngọt, bạn có thể thay thế các loại đồ ngọt bằng các trái cây có vị ngọt tự nhiên như mận, mâm xôi và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa.
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm này đều không tốt cho sức khỏe mọi người bởi hầu hết chúng là những thực phẩm được chiên rán nhiều dầu mỡ, thậm chí là sử dụng dầu mỡ đã được chiên đi chiên lại nhiều lần. Điều này rất gây hại với sức khỏe, làm tăng khả năng lão hóa của xương và tình trạng viêm diễn ra nặng hơn.
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng khả năng lão hóa xương.
Rau họ cà
Một số rau họ cà như nấm, cà chua, cà tím, ớt chuông… chứa alkaloid có thể làm nặng tình trạng viêm trong cơ thể. Đồng thời, solanine trong các loại rau họ cà cũng góp phần gây viêm đau, sưng khớp do tích tụ canxi ở các mô.
Rượu bia và caffein
Rượu bia là một trong các nguyên nhân chính làm giảm mật độ xương gây loãng xương, tăng tỷ lệ gãy xương, hạn chế sự hình thành xương mới và làm giảm tỷ lệ phục hồi sau khi gãy xương.
Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt của người bị loãng xương
Bên cạnh việc thay đổi và bổ sung dinh dưỡng cho người bị loãng xương, bạn cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày để giúp phòng ngừa bệnh loãng xương một cách hiệu quả nhất.
Tắm nắng
Mỗi tuần nên thực hiện tắm nắng 2 lần trong khoảng 15 phút sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cơ thể cần trong tuần đó. Thời điểm thích hợp để tắm nắng nhất là trong khoảng 9 – 10h sáng và sau 3 – 4h chiều.
Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục, vận động không chỉ giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe mà còn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại nhiều loại bệnh. Người bị loãng xương có thể đi bộ nhanh hoặc chạy chậm. Điều này sẽ làm căng hệ cơ bắp và xương, giúp xương chắc khỏe và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập thể dục qua các bộ môn khác như tập tạ tay, đánh quần vợt, khiêu vũ…
Kiểm soát cân nặng
Khi cân nặng dư thừa, cơ thể sẽ tăng sản sinh lipid gây suy yếu xương. Còn khi thiếu cân, nghĩa là bạn không cung cấp đủ các năng lượng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho… dễ gây xốp xương và gãy xương. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý cũng là một thói quen tốt phòng chống bệnh loãng xương.
Bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin D
Vitamin D không có nhiều trong thực phẩm, vì vậy chúng ta nên bổ sung thực phẩm chức năng có chứa vitamin D, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, không nên tự ý bổ sung mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để dung nạp đủ hàm lượng vitamin D mà cơ thể cần.
Bổ sung Vitamin D bằng viên uống
Chú ý đến những bất thường của cơ thể và khám xương định kỳ
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như mệt mỏi, đau nhức, đứng lên ngồi xuống khó khăn, hạn chế vận động… Người bệnh cần đi khám ngay để xác định rõ tình trạng và có phương án giải quyết nhanh chóng nhất, tránh để lâu và gây nên các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia y tế đã khuyến nghị rằng nên đi khám tổng quát bao gồm cả khám xương định kỳ 6 tháng/lần để dễ dàng sàng lọc ra các mầm bệnh sớm nhất có thể.
Tại Hà Nội, Chuyên khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ tầm soát và điều trị loãng xương uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: TS.BS Nguyễn Thị Ngọc có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bảo tồn các bệnh lý xương khớp, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền của bệnh nhân. Cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao khác như: Ths.BS Hoàng Thị Phương Thảo, ThS.BS Phan Thị Sinh,…
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu của Mỹ giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất: Máy đo loãng xương Hologic (Mỹ) đạt chuẩn WHO, cho độ chính xác cao mà không phát tán phóng xạ nên rất an toàn. Và còn nhiều các loại máy hiện đại khác như: máy X- Quang, máy siêu âm khớp Logiq P7, máy MRI SIGNA Prime,…
Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích khác như:
- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân
- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí
- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: