Loạn sản cổ tử cung là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Loạn sản cổ tử cung là bệnh gì, có nguy hiểm không?

20-12-2023
Sống khỏe

Loạn sản cổ tử cung có phải ung thư không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Cùng tìm hiểu!

Loạn sản cổ tử cung là gì?

Loạn sản cổ tử cung hay còn gọi là tân sinh cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở bề mặt cổ tử cung có sự phát triển bất thường dưới sự tác động của viêm nhiễm, vi khuẩn hoặc virus HPV. Tình trạng loạn sản có thể sự biến mất sau vài năm nhưng cũng có thể chuyển sang giai đoạn ác tính tiền ung thư. 

Loạn sản cổ tử cung thường gặp ở những người quan hệ tình dục quá sớm, bị viêm nhiễm mạn tính, sinh con trước 16 tuổi và những chị em bị suy giảm hệ miễn dịch do HIV/ AIDS,...

Loạn sản cổ tử cung do đâu?

Loạn sản cổ tử cung Các tế bào phát triển bất thường tại cổ tử cung

Như đã nói ở trên, loạn sản cỏ tử cung chủ yếu do virus HPV. Virus này có khả năng lây truyền qua đường tình dục, kể cả khi quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn. Với những chị em trên 20 tuổi, cơ thể có thể có khả năng loại bỏ virus HPV tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số người, nhất là những người dưới 18 tuổi, cơ thể chưa đủ sức miễn dịch để chống lại virus này, dẫn đến viêm nhiễm kéo dài và bị loạn sản.

Loạn sản cổ tử cung có thể làm suy giảm yếu tố miễn dịch của cơ thể, cùng với virus HPV là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc loạn sản cổ tử cung, bao gồm

  • Hút thuốc lá

  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình

  • Quan hệ tình dục trước 18 tuổi

  • Không tiêm phòng HPV

  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

  • ....

Để được khám phụ khoa cùng với các bác sĩ đầu ngành, chị em vui lòng liên hệ hotline 0916.690.018 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY

Dấu hiệu loạn sản cổ tử cung

Loạn sản cổ tử cung ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt nên nhiều chị em không phát hiện bệnh nếu không khám phụ khoa và không thực hiện xét nghiệm PAP. Ở giai đoạn muộn, khi có dấu hiệu tiền ung thư, chị em có thể thấy những dấu hiệu như:

  • Chảy máu vùng kín bất thường: chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau quan hệ

    tình dục, chảy máu khi thụt rửa,...
  • Đau bụng vùng hố chậu và tiểu khung

  • Đau bụng dưới khi quan hệ

  • Khí hư ra nhiều, có màu trắng và có mùi hôi

Loạn sản cổ tử cung có nguy hiểm không?

Loạn sản cổ tử cung không phải ung thư. Các tế bào loạn sản cổ tử cung khá giống với những tế bào ung thư nhưng không được xem là ác tính do chưa xâm lấn các mô khỏe mạnh xung quanh. Loạn sản cổ tử cung nếu không được điều trị có thể tiến triển thành ung thư sau khoảng 10 - 15 năm.

Loạn sản cổ tử cung Những giai đoạn loan sản cổ tử cung

Có nhiều mức độ loạn sản cổ tử cung, ở giai đoạn đầu loạn sản cổ tử cung thường không gây nguy hiểm nhưng bệnh có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị. 

  • Giai đoạn loạn sản nhẹ:  Các tế bào bất thường giới hạn ở 1/3 lớp ngoài cổ tử cung, chủ yếu bị biến đổi do nhiễm virus HPV. Khoảng 45% phụ nữ mắc loạn sản ở mức độ này không cần điều trị. 

  • Giai đoạn loạn sản mức độ vừa phải: Các tế bào bất thường đã chiếm 1/2 các tế bào ở cổ tử cung. Giai đoạn này tiến triển khá nhanh. 

  • Giai đoạn loạn sản nặng: Các tế bào biểu mô tại cổ tử cung đều là tế bào loạn sản nhưng chưa xuyên qua các tổ chức khác. Đây còn được gọi là ung thư tại chỗ, có thể mất vài tháng/ vài năm để tiến triển thành ung thư cổ tử cung xâm lấn.

Chẩn đoán loạn sản cổ tử cung như thế nào?

Phương pháp cơ bản nhất đẻ chẩn đoán loạn sản cổ tử cung là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Việc lấy tế bào cổ tử cung sẽ được thực hiện khi chị em khám phụ khoa và có thể xác định mức độ loạn sản. 

Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác:

  • Soi cổ tử cung và sinh thiết

  • Nạo kênh cổ tử cung để phát hiện bất thường trong ống cổ tử cung.

  • LEEP để kiểm tra nguy cơ di căn

  • Xét nghiệm HPV

Loạn sản cổ tử cung Xét nghiệm PAP là phương pháp xác định loạn sản cổ tử cung thường thấy nhất

Loạn sản cổ cung có chữa được không?

Loạn sản cổ tử cung giai đoạn nhẹ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên tiến hành xét nghiệm PAP định kỳ theo chỉ định để kiểm soát sự tăng trưởng của các tế bào loạn sản. 

Với mức độ vừa, loạn sản có thể được điều trị:

  • Áp lạnh các mô bất thường

  • Đốt lazer

  • Cắt chóp tử cung để loại bỏ vùng tế bào

Trong những trường hợp loạn sản nặng và kéo dài, bệnh nhân có thể phải cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ để ngăn ngừa ung thư.

Thơi gian điều trị loạn sản có nhanh hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của chị em. Lưu ý: Mức độ bệnh càng tăng thì càng nguy hiểm, vì vậy chị em nên điều trị càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để phòng ngừa loạn sản cổ tử cung?

Đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào có thể chỉ ra biện pháp phòng tránh hoàn toàn loạn sản cổ tử cung. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ, bao gồm:

  • Không quan hệ tình dục khi còn quá nhỏ

  • Quan hệ tình dục lành mạnh: quan hệ 1:1, dùng bao cao su khi quan hệ, chung thủy 1 vợ - 1 chồng

Phương pháp tầm soát loạn sản và ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là tiêm phòng HPV. Chị em có thể tiêm phòng trước 26 tuổi.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, Phường Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay