Lao cột sống: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lao cột sống: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

24-04-2023

Lao cột sống là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do vi khuẩn lao gây ra và có khả chèn ép tủy sống gây mất vận động. Vậy làm sao để phát hiện bệnh lao cột sống và có những phương pháp điều trị nào? Cùng tìm hiểu nhé! 

Lao cột sống là gì?

Bệnh lao cột sống hay mục xương sống là tình trạng cột sống, đĩa đệm bị vi khuẩn lao xâm nhập. Vi khuẩn lao hay còn gọi là Mycobacterium Tuberculosis dài từ 3 - 5 μm, có khả năng kháng cồn, kháng acid, có thể tồn tại trong cơ thể từ 3 - 4 tháng. Khi nhóm vi khuẩn này xâm nhập vào cột sống, chúng liên tục sản sinh và dần ăn mòn thân đốt sống gây mục, gãy đốt sống. Lao cột sống là bệnh lý nguy hiểm cần sớm điều trị, bệnh nằm trong danh sách bệnh lý lao ngoài màng phổi.

lao cột sống Lao cột sống hay mục xương sống vì vi khuẩn lao xâm nhập

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Lao cột sống

Lao cột sống có thể gặp ở bất kỳ nhóm đối tượng, tuy nhiên có một số trường hợp thường dễ mắc bệnh hơn: 

  • Người từng có tiền sử bị lao phổi hoặc lao xương
  • Người từng tiếp xúc với bệnh nhân bị lao, đặc biệt khi trong gia đình có người mắc bệnh lao 
  • Những người có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh mãn tính, bị ung thư hoặc HIV/AIDS
  • Nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh lao cột sống cao hơn nữ giới

Nguyên nhân bệnh Lao cột sống

Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp rồi sau đó trú ngụ và làm tổn thương phổi. Nhờ sự vận chuyển của máu hoặc bạch huyết, chúng sẽ di chuyển và tấn công các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có cột sống thuộc hệ xương khớp. Có 3 đường lây truyền chính của bệnh lao cột sống:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh lao
  • Nhiễm vi khuẩn lao qua các vết thương hở, trầy xước ngoài da
  • Lây truyền bẩm sinh từ mẹ sang con
lao cột sống Lao cột sống có thể lây qua đường hô hấp

Những triệu chứng lao cột sống thường gặp

Lao cột sống tiến triển âm thầm và thường khi tình trạng bệnh đến giai đoạn nặng thì mới xuất hiện các triệu chứng bệnh: 

  • Đau xung quanh đốt sống bị tổn thương: Ban đầu là các cơn đau âm ỉ, đau tăng vào đêm và gần sáng vùng đốt sống cổ, lưng hoặc ngực. Theo thời gian, cơn đau càng tiến triển nặng, đau dữ dội, khó khăn trong vận động, thậm chí đau lan theo rễ thần kinh khiến hai chân có biểu hiện co giật. 
  • Chân bị teo dần: Chân teo nhỏ hơn so với thân người, đặc biệt là vùng bắp chân hoặc vùng trước ngoài cẳng chân khiến di chuyển khó khăn hơn do quá trình chèn ép tủy sống. 
  • Phồng bụng dưới: Khi số lượng vi khuẩn lao đủ lớn sẽ hình thành một khối mềm gọi là áp xe, khối này sẽ chui qua dây chằng bẹn, xuống mông, đùi hoặc vùng u toạ, hay ra mặt ngoài đùi,... Khi áp xe quá lớn có thể vỡ và rỉ mủ dưới da, gây viêm, nhiễm và đau nhức. 
  • Mất vận động hai chân: Là biểu hiện thường thấy do chèn ép, máu lưu thông yếu, phần lớn do lao cột sống ngực thấp.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao cột sống

Dựa trên các triệu chứng, các chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm tiên tiến, bác sĩ có thể chẩn đoán Lao cột sống từ những giai đoạn đầu. Cụ thể: 

Chụp X-quang cột sống

Phát hiện lao cột sống khi các đốt sống có xu hướng dính sát lại với nhau, bờ thân sống trên và dưới đĩa đệm tạo thành các hang, đường hầm do vi khuẩn lao “đào bới”. Tuy nhiên chụp X-Quang thường chẩn đoán được khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng, thân đốt sống bị tổn thương nghiêm trọng. 

Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp vi tính cắt lớp (CT)

Hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến hơn, có thể phát hiện viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao như hẹp khe liên đốt, hủy xương về hai phía của thân đốt sống, hình ảnh khối áp xe lạnh vùng thắt lưng,... 

Chẩn đoán phân biệt

Đối với bệnh nhân bị lao cột sống không xảy ra phản ứng ngà xương, dày xương và có biểu hiện của phá huỷ xương, ít xảy ra ở đốt sống; còn bệnh nhân bị ung thư xương thường bị tổn thương chủ yếu ở đốt sống, đĩa đệm không bị ảnh hưởng.

Sinh thiết xương

Là lấy một hay nhiều mô trong xương sống, tiến hành xét nghiệm giúp phát hiện chính xác các vi khuẩn gây ung thư và vi khuẩn lao từ giai đoạn sớm nhất. Phương pháp này thường được sử dụng khi các chẩn đoán hình ảnh X-quang, MRI, CT không tìm ra nguyên nhân bệnh lý. 

Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác cũng có thể phát hiện được lao cột sống: phản ứng Mantoux (+), tốc độ lắng máu, xét nghiệm Gene Xpert, xét nghiệm Quantiferon TB Gold Plus,...

Tại khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc, người bệnh được chẩn đoán Lao cột sống bằng nhiều phương pháp khác nhau nhờ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại: 

-  Máy MRI SIGNA Prime tích hợp công nghệ tái tạo hình ảnh AIR phát hiện khối áp xe, tổn thương đốt sống, đĩa đệm ở giai đoạn khởi phát. 

- Máy CT 128 dãy (Mỹ) giảm đến 82% liều xạ, cho hình ảnh chụp cột sống cổ, ngực, lưng sắc nét, tiết kiệm thời gian, tránh nhiễm bức xạ cho bệnh nhân. 

- Công nghệ cắt lớp vi tính & màn tăng sáng sắc nét, định vị đúng đường, hướng, độ sâu sinh thiết, hạn chế xâm lấn và cho kết quả chính xác. 

lao cột sống Sinh thiết xương phát hiện lao cột sống tại Hồng Ngọc

Đặc biệt đội ngũ BS từng công tác tại các BV lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị, BV Pasteur - Pháp,... chỉ định đúng phương pháp chẩn đoán bệnh, kịp thời điều trị cho bệnh nhân. 

Các phương pháp điều trị Lao cột sống

Điều trị lao cột sống, người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ:

  • Giai đoạn khởi phát: Vi khuẩn lao chưa lan rộng sẽ điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng lao kết hợp vật lý trị liệu hoặc cố định cột sống. Thuốc đặc trị lao có khả năng tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao, vật lý trị liệu giúp giảm đau, chống viêm, giảm phù nề tại các đốt sống vi khuẩn lao tấn công, đồng thời giúp tránh teo cơ, cứng khớp
  • cho người bệnh. 
  • Giai đoạn nặng: Vi khuẩn lao sinh sôi và hình thành các ổ áp xe có nguy cơ chèn ép tủy sống hoặc các cơ quan nội tạng khác, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật và tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt từ bác sĩ. 

Ngoài ra, để tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch, bệnh nhân có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp, tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay