Viêm tai giữa (hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa) là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng sẽ chấm dứt khi bé đến tuổi đi học nên cha mẹ không nên quá lo lắng.
Mùa lạnh chính là thời điểm bé rất dễ bị nhiễm trùng tai, do đó cha mẹ nên chú ý. Sau đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm tai giữa mà cha mẹ nên biết:
Tai giữa là phần phần tai nằm bên trong, sau màng nhĩ. Khi bé bị viêm nhiễm ở khu vực này, tức là có rất nhiều chất nhầy tụ lại ở đây. Chuỗi xương rất nhỏ ở bên trong tai giữa thực hiện nhiệm vụ chuyển tải âm thanh vào bên trong tai, làm cho chúng ta có thể nghe được.
Khi có quá nhiều chất nhầy tích tụ lại sau màng nhĩ, sẽ gây khó khăn cho việc truyền âm thanh đi, khiến trẻ khó nghe và có thể bị mất thính giác tạm thời. Mất thính giác tạm thời xảy ra với trẻ ở tuổi mẫu giáo sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở và xử lý ngôn ngữ.
Dấu hiệu của viêm tai giữa
Viêm tai giữa xảy ra ở khu vực bên trong tai nên rất khó phát hiện, hơn nữa, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thể nói cho cha mẹ biết là bé đang bị đau tai. Cha mẹ cần để ý những triệu chứng dưới đây ở bé:
- Khả năng nghe giảm, biểu hiện: Bé có thể yêu cầu cha mẹ tăng volume khi xem ti vi hay nghe nhạc. Bé có thể thường xuyên kéo tai, gãi tai, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Khi thấy bé có những triệu chứng này, cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay lập tức
- Ngoài ra, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm ta tai- mũi- họng định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời
Viêm tai giữa ảnh hưởng đến kỹ năng nghe, đọc của bé như thế nào?
Khi bé bị nhiễm trùng tai, âm thanh mà bé nghe được có thể bị bóp nghẹt và nghe không rõ. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình học chữ và tập phát âm của bé, đồng thời cũng đem lại cho cha mẹ cũng như thầy cô không ít bực bội.
Để giúp đỡ bé học tập tốt hơn, cha mẹ và nhà trường cần phải kiên nhẫn và tận tâm hơn trong quá trình dạy dỗ như:
- Kết hợp ngôn ngữ cơ thể trong khi nói để thu hút chú ý của bé, giúp bé hiểu chính xác hơn những gì bạn nói
- Nói chậm hơn để trẻ có thể tiếp thu dễ dàng và chú ý nhắc lại lời mình nói khi bé không nghe rõ
Viêm tai giữa (hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa) là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng sẽ chấm dứt khi bé đến tuổi đi học nên cha mẹ không nên quá lo lắng.
Mùa lạnh chính là thời điểm bé rất dễ bị nhiễm trùng tai, do đó cha mẹ nên chú ý. Sau đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm tai giữa mà cha mẹ nên biết:
Tai giữa là phần phần tai nằm bên trong, sau màng nhĩ. Khi bé bị viêm nhiễm ở khu vực này, tức là có rất nhiều chất nhầy tụ lại ở đây. Chuỗi xương rất nhỏ ở bên trong tai giữa thực hiện nhiệm vụ chuyển tải âm thanh vào bên trong tai, làm cho chúng ta có thể nghe được.
Khi có quá nhiều chất nhầy tích tụ lại sau màng nhĩ, sẽ gây khó khăn cho việc truyền âm thanh đi, khiến trẻ khó nghe và có thể bị mất thính giác tạm thời. Mất thính giác tạm thời xảy ra với trẻ ở tuổi mẫu giáo sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở và xử lý ngôn ngữ.
Dấu hiệu của viêm tai giữa
Viêm tai giữa xảy ra ở khu vực bên trong tai nên rất khó phát hiện, hơn nữa, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thể nói cho cha mẹ biết là bé đang bị đau tai. Cha mẹ cần để ý những triệu chứng dưới đây ở bé:
- Khả năng nghe giảm, biểu hiện: Bé có thể yêu cầu cha mẹ tăng volume khi xem ti vi hay nghe nhạc. Bé có thể thường xuyên kéo tai, gãi tai, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Khi thấy bé có những triệu chứng này, cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay lập tức
- Ngoài ra, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm ta tai- mũi- họng định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời
Viêm tai giữa ảnh hưởng đến kỹ năng nghe, đọc của bé như thế nào?
Khi bé bị nhiễm trùng tai, âm thanh mà bé nghe được có thể bị bóp nghẹt và nghe không rõ. Điều này tác động tiêu cực đến quá trình học chữ và tập phát âm của bé, đồng thời cũng đem lại cho cha mẹ cũng như thầy cô không ít bực bội.
Để giúp đỡ bé học tập tốt hơn, cha mẹ và nhà trường cần phải kiên nhẫn và tận tâm hơn trong quá trình dạy dỗ như:
- Kết hợp ngôn ngữ cơ thể trong khi nói để thu hút chú ý của bé, giúp bé hiểu chính xác hơn những gì bạn nói
- Nói chậm hơn để trẻ có thể tiếp thu dễ dàng và chú ý nhắc lại lời mình nói khi bé không nghe rõ