Câu hỏi:
Tôi năm nay 37 tuổi, gần đây thỉnh thoảng có đêm bị mất ngủ, mặc dù chẳng rõ lý do nhưng đêm nào mất ngủ tôi lại nghĩ lung tung nhiều chuyện và hôm sau làm việc không hiệu quả. Xin hỏi quý báo, có cách nào giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng không? Nguyễn Văn Thịnh (Lào Cai)
Trả lời:
Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong tình trạng này người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy.
Có thể phân loại mất ngủ thành 3 loại: mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần), mất ngủ ngắn hạn (từ 1-4 tuần), mất ngủ mạn tính (kéo dài hơn 1 tháng).
Trong thư bạn nói thỉnh thoảng bị mất ngủ thì có thể bạn chỉ bị mất ngủ thoáng qua, đối với loại mất ngủ này thường do stress, làm ca, lệch múi giờ sau chuyến bay dài, các yếu tố môi trường (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ…), sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, rượu…), thói quen của người ngủ cùng (ngáy…).
Để khắc phục tình trạng mất ngủ thoáng qua này, trước tiên bạn nên thư giãn tâm lý, khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm việc gì khác (đọc sách, báo, xem tivi…); vệ sinh giấc ngủ tốt bằng cách: không sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích trước khi đi ngủ; tránh những bữa ăn thịnh soạn hay khó tiêu trước giờ đi ngủ; phòng ngủ yên tĩnh, tránh ánh sáng. Tránh ngủ nhiều ban ngày và nên dậy đúng giờ vào buổi sáng; tập thể dục đều đặn và tắm nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Trường hợp của bạn có thể tự khắc phục ở nhà nhưng nếu không thành công hay bị mất ngủ tăng lên thì phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách và nên nhớ không được tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Tôi năm nay 37 tuổi, gần đây thỉnh thoảng có đêm bị mất ngủ, mặc dù chẳng rõ lý do nhưng đêm nào mất ngủ tôi lại nghĩ lung tung nhiều chuyện và hôm sau làm việc không hiệu quả. Xin hỏi quý báo, có cách nào giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng không? Nguyễn Văn Thịnh (Lào Cai)
Trả lời:
Giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong tình trạng này người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động và phản ứng đối với các kích thích bên ngoài.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy.
Có thể phân loại mất ngủ thành 3 loại: mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần), mất ngủ ngắn hạn (từ 1-4 tuần), mất ngủ mạn tính (kéo dài hơn 1 tháng).
Trong thư bạn nói thỉnh thoảng bị mất ngủ thì có thể bạn chỉ bị mất ngủ thoáng qua, đối với loại mất ngủ này thường do stress, làm ca, lệch múi giờ sau chuyến bay dài, các yếu tố môi trường (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ…), sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, rượu…), thói quen của người ngủ cùng (ngáy…).
Để khắc phục tình trạng mất ngủ thoáng qua này, trước tiên bạn nên thư giãn tâm lý, khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm việc gì khác (đọc sách, báo, xem tivi…); vệ sinh giấc ngủ tốt bằng cách: không sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích trước khi đi ngủ; tránh những bữa ăn thịnh soạn hay khó tiêu trước giờ đi ngủ; phòng ngủ yên tĩnh, tránh ánh sáng. Tránh ngủ nhiều ban ngày và nên dậy đúng giờ vào buổi sáng; tập thể dục đều đặn và tắm nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Trường hợp của bạn có thể tự khắc phục ở nhà nhưng nếu không thành công hay bị mất ngủ tăng lên thì phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách và nên nhớ không được tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/