Dưới đây là những kinh nghiệm về thủ tủ tục, quy trình khám sức khỏe du học nhằm giúp bạn hoàn thiện hồ sơ xin visa du học một cách chính xác, đơn giản và nhanh chóng.
Giấy khám sức khỏe – thủ tục cần thiết xin visa du học
Bất cứ quốc gia nào cũng có những quy định riêng về việc nhập cảnh đối với công dân các nước khác nhất là những công dân có ý định nhập cư dài hạn như đi du học. Trong đó, chứng nhận sức khỏe là một yêu cầu thiết yếu và có những quy định cụ thể.
Quy định này ở mỗi quốc gia, khu vực, trường đại học là không giống nhau. Mỗi địa phương sẽ có yêu cầu về form chứng nhận riêng và chỉ cấp thẩm quyền cho những cơ sở y tế nhất định được phép khám và cấp giấy này.
Trong đó, chủ yếu là xác nhận tình trạng sức khỏe người xin visa không mắc bệnh trong danh mục các bệnh không được nhập cảnh/nhập cư.
Danh sách các bệnh truyền nhiễm không cấp visa du học
Tại hầu hết các quốc gia, những bệnh truyền nhiễm sau đều nằm trong danh sách cấm:
Bệnh lao phổi;
Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút;
Bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Bệnh cúm A/H5N1;
Bệnh giang mai;
Bệnh lậu;
Các bệnh do giun;
Bệnh mắt hột;
Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans);
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);
Bệnh bại liệt;
Bệnh dịch hạch;
Bệnh đậu mùa;
Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsackie);
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);
Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);
Bệnh sốt vàng;
Bệnh tả;
Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno);
Bệnh bạch hầu;
Bệnh cúm;
Bệnh dại;
Bệnh ho gà;
Bệnh do liên cầu lợn ở người;
Bệnh lỵ A-míp (Amibe);
Bệnh lỵ trực trùng;
Bệnh quai bị;
Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue);
Bệnh sốt rét;
Bệnh sốt phát ban;
Bệnh sởi;
Bệnh tay-chân-miệng;
Bệnh than;
Bệnh thương hàn;
Bệnh uốn ván;
Bệnh Ru-bê-ôn (Rubeola);
Bệnh viêm gan vi-rút;
Bệnh viêm màng não do não mô cầu;
Bệnh viêm não vi-rút;
Bệnh xoắn khuẩn vàng da;
Bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia);
Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia);
Bệnh phong;
Bệnh do vi-rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo);
Bệnh do vi-rút Héc-péc (Herpes);
Bệnh sán dây;
Bệnh sán lá gan;
Bệnh sán lá phổi;
Bệnh sán lá ruột;
Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia);
Bệnh sốt mò;
Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas);
Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;
Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia);
Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus)...
Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào quốc gia, khu vực, các yêu cầu về sức khỏe xin visa có thể thay đổi.
Chẳng hạn như riêng Hàn Quốc, nếu mắc phải bệnh lao-lao phổi và H5N1, H7N9 thì sẽ hoàn toàn cấm nhập cảnh chứ không riêng gì là xin visa du học.
Giấy tờ cần thiết khi xin giấy khám sức khỏe du học
Trước khi đi khám sức khỏe du học, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
04 ảnh 3.5x4.5 (ảnh được chụp với áo trắng có cổ trên nền trắng) để dán vào giấy chứng nhận;
Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (bản gốc);
Danh sách các địa chỉ được Đại Sứ Quán của quốc gia mà bạn xin visa du học cấp thẩm quyền và form khám sức khỏe.
Khám sức khỏe du học ở đâu?
Mỗi một quốc gia du học đều được Đại Sứ Quán của nước đó cấp thẩm quyền cho một số cơ sở y tế nhất định với form khác nhau.
Chẳng hạn như Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong 5 địa chỉ được Đại Sứ Quán Hàn Quốc cấp thẩm quyền được khám form lao phổi cho đối tượng xin visa đi Hàn Quốc và cư trú trên 90 ngày.
Quy trình khám sức khỏe du học
Khám sức khỏe du học khá đơn giản nếu bạn làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Các bước thông thường là:
Bước 1: xuất trình giấy tờ tùy thân, đăng ký khám, nói rõ lý do khám sức khỏe du học;
Bước 2: được hướng dẫn nộp phí, nhận hóa đơn;
Bước 3: thực hiện các bước thăm khám theo hướng dẫn (lấy mẫu máu, mẫu đờm, chụp x-quang,…);
Bước 4: chờ đợi kết quả;
Bước 5: lấy kết quả, trở về bác sĩ khám ban đầu và nhận giấy chứng nhận nếu bạn không có vấn đề gì về sức khỏe.
Trong trường hợp bạn gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được bác sĩ tư vấn thêm.
Kinh nghiệm xin giấy khám sức khỏe du học
Để đơn giản hóa quy trình, nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, người chuẩn bị hồ sơ cần:
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và đúng yêu cầu trước khi đến khám. Tránh trường hợp đến khám mới phát hiện thiếu phải quay về hoặc đợi bổ sung hồ sơ. Như thế sẽ rất mất thời gian và làm quy trình trở nên rườm rà.
Điền chính xác, trung thực thông tin trên hồ sơ khám sức khỏe/giấy khám sức khỏe du học. Nếu điền thông tin sai phải điền lại khiến các quy trình bị trì hoãn gây mất thời gian. Nếu thông tin bạn cung cấp không trung thực bạn sẽ không thể qua mặt được người kiểm định hồ sơ và hậu quả là bạn sẽ không nhận được visa du học. Việc bị từ chối visa do thiếu trung thực sẽ gây khó khăn cho các lần xin visa kế tiếp.
Đảm bảo rằng bạn đến đúng địa chỉ khám. Việc chọn sai địa chỉ khám không nằm trong danh sách các cơ sở y tế được cấp thẩm quyền khám sức khỏe du học khiến bạn mất tiền, mất thời gian và không có kết quả. Hiện nay, chỉ có 5 địa chỉ trong đó có Bệnh viện Hồng Ngọc (và hệ thống 5 cơ sở tại Hà Nội) được Đại Sứ Quán Hàn Quốc cấp thẩm quyền được khám form lao phổi cho đối tượng xin visa đi Hàn Quốc và cư trú trên 90 ngày.
Các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần phải được giải quyết trước thời điểm xin giấy khám sức khỏe du học hoặc thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ để xác định xem nó có ảnh hưởng gì đến quá trình thăm khám sức khỏe hay không.
Thực hiện đúng chỉ dẫn về quy trình khám sức khỏe du học để tiết kiệm thời gian.
Trên đây là những hướng dẫn về thủ tủ tục, quy trình khám sức khỏe du học nhằm giúp bạn hoàn thiện hồ sơ xin visa du học một cách chính xác, đơn giản và nhanh chóng.
Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc