Kiệt sức trước khi sinh - mẹ bầu cần lưu ý gì để không mắc phải

Kiệt sức trước khi sinh - mẹ bầu cần lưu ý gì để không mắc phải

12-06-2020

Tình trạng kiệt sức trước khi sinh sẽ xảy ra trong trường hợp các thai phụ không chuẩn bị hành trang tốt về tâm lý cũng như sức khỏe của mình. Để đón thiên thần nhỏ chào đời khỏe mạnh, bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và kinh nghiệm sinh đẻ, thai phụ cần chuẩn bị một sức khỏe tốt, sẵn sàng để “vượt cạn” thành công. 

Biểu hiện và nguyên nhân khiến mẹ bầu kiệt sức trước khi sinh

Trong giai đoạn cuối thai kỳ và những ngày sắp sinh nở, thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi, chân tay rụng rời, bủn rủn toàn thân, không muốn ăn uống... Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài thì các bà bầu đã thực sự rơi vào tình trạng kiệt sức trước khi sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi nêu trên, như: Thiếu chất, ứ trệ các chất chuyển hóa trung gian như axit lactic, axit pyruvic, do thiếu oxy, bị nhiễm độc trong quá trình làm việc. Một nguyên nhân khác là khi cơ thể hoạt động, trong não bộ sinh ra một số chất gây nên trạng thái mệt mỏi. Hiện tượng ức chế vượt giới hạn cũng gây nên trạng thái này.

Một khi điều này xảy ra thì đều gây bất lợi cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Ngoài cảm giác khó chịu, thai phụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở dạ và sinh con. Vì không đủ sức khoẻ nên có nhiều thai phụ không thể đẻ thường mà phải đẻ mổ. Sau khi sinh, những sản phụ này cũng thường bị mệt mỏi và sức khỏe khó phục hồi hơn hoặc sức đề kháng của mẹ lúc bấy giờ sẽ rất yếu. Theo đó sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng, trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân hoặc yếu hơn những đứa trẻ khác.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Cách phòng tránh kiệt sức trước khi sinh an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu

Tử cung co bóp được là do hệ thống thần kinh điều khiển. Khi mang thai, thai nhi nằm trong tử cung do vậy nếu tinh thần căng thẳng, không nghỉ ngơi tốt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Để phòng tránh việc kiệt sức khi sinh mẹ bầu cần chú ý một số điểm sau:

Chế độ nghỉ ngơi 

Trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt đến giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn. Có nhiều thai phụ sinh con lần đầu thường xuất hiện tâm lý lo lắng, sợ sệt. Điều này là không nên.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ là vô cùng quan trọng. Nó giúp cơ thể hồi phục lại sức khoẻ tiêu hao sau một ngày lao động mệt nhọc. Do vậy thai phụ cần thiết nghỉ ngơi hợp lý để không bị mất sức. Ngủ sâu và đủ giờ. Tâm lý phải thật sự thoải mái.

Kiệt sức trước khi sinh - Mẹ bầu cần lưu ý gì để không mắc phải Mẹ cần phải có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống 

Khi thai nhi lớn dần thì nguồn năng lượng cung cấp để nuôi dưỡng thai cũng cần nhiều hơn. Do vậy người mẹ nên tiếp tục bổ sung các nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, cố gắng ăn đủ các chất cần thiết như protein, sắt và canxi. 

  • Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.

  • Thực phẩm có chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…

  • Thực phẩm giàu chất xơ : Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…

  • Thức ăn giàu vitamin C: Nhóm thực phẩm này quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối. Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.

  • Những món giàu axit folic

    : Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung axit folic cho mẹ.
  • Thực phẩm giàu canxi: Trong giai đoạn này cần canxi cao nhất so với cả thai kỳ. Bởi vậy, mẹ cần nhớ tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn. Các thực phẩm giàu canxi: các loại đậu, sữa từ các loại hạt, súp lơ xanh, các loại sữa bò, sữa dê,yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.

  • Tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, và thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho bé ở mức độ tốt nhất.

Mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đáp ứng được tiêu chí lành mạnh, cân bằng làm tốt nhiệm vụ cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và giúp làm giảm các biến chứng thai kỳ.

Ngoài ra vào những tháng cuối, mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt, viên vitamin hay axit folic.

  • Viên sắt: Nếu viên uống đa vi chất của mẹ chỉ gồm các loại vitamin mà không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt. Bởi sắt có thể là thành phần của các viên uống đa vi chất mà mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ và khoảng 27mg mỗi ngày.

  • Viên đa vi chất: Mẹ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.

  • Bổ sung canxi: là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu trong tháng cuối. Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo dẻo để đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Lượng canxi cần bổ sung khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.

Kiệt sức trước khi sinh

Chế độ làm việc

Trong khi mang thai các bác sĩ đã khuyến cáo thai phụ không được làm những công việc nặng nhọc. Khi sắp sinh bụng thai phụ to hơn vì thế càng phải tránh làm các việc sử dụng quá nhiều sức hoặc phải gập bụng mạnh. 

Tuy nhiên không cần thiết suốt ngày ngồi một chỗ. Thai phụ có thể đi bộ hoặc luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Bạn có thể massage vùng xương chậu, cách này giúp các mô, cơ quanh âm đạo sẵn sàng cho quá trình sinh. Đồng thời, nó cũng giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn khi sinh và thúc đẩy quá trình lành vết thương sau sinh.

Khi có dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám bác sĩ

Thông thường, mẹ bầu trong ba tháng cuối sẽ thăm khám thai nhiều hơn, khoảng cách giữa các lần thăm khám cũng là gần hơn. Trong các lần thăm khám này, mẹ sẽ nắm bắt tổng quan sự phát triển của bé, sức khỏe của bản thân, được bác sĩ hướng dẫn các dấu hiệu trở dạ, kiến thức xử lý khi các vấn đề bất thường xảy ra. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý nhất.

Thai phụ nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để biết thêm tình trạng phát triển của thai nhi và sức khỏe của mình. Đặc biệt là khi thai đã quá to hoặc bản thân thai phụ mang thai thuộc một trong những trường hợp như: đã trên 35 tuổi, mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai, có tiền sử sinh non hoặc sảy thai... Việc thăm khám thai định kỳ trong ba tháng cuối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mẹ và bé. 

Nếu sức khoẻ của thai phụ quá yếu, trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể sử dụng thuốc trợ sinh để điều chỉnh sự co bóp của tử cung, giúp tử cung co bóp nhịp nhàng, thuận lợi hơn cho quá trình sinh nở. 

Kệt sức trước khi sinh Thăm khám bác sĩ ngay nếu như có dấu hiệu bất thường

Một trường hợp khác là tử cung co bóp mạnh, các bác sĩ sẽ cho thai phụ uống một số loại thuốc giảm đau, thuốc an thần hoặc thuốc thư giãn cơ. Trong giai đoạn thứ hai của quá trình sinh nở các bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ cách dùng cơ bụng và cách thở để quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn.

Mẹ khỏe sinh con khỏe, đó là lý do việc chăm sóc chu đáo cho thể trạng của mẹ bầu luôn là ưu tiên nhất trong cả hành trình mang thai. Nhớ rằng, điều quan trọng nhất lúc này là hãy lắng nghe cơ thể bạn và làm những việc đúng cách để mẹ cảm thấy tốt nhất.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã triển khai "Dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói”, được xây dựng bởi đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành, mang tới những trải nghiệm bổ ích và thiết thực cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau khi sinh bởi đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh với hệ thống trang thiết bị hiện đại.

Đăng ký nhận thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay