Sỏi thận là bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là nam giới độ tuổi trung niên. Vậy kích thước sỏi thận bao nhiêu thì nguy hiểm? Cách điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về kích thước sỏi
Kích thước sỏi thận rất đa dạng. Khi mới hình thành, sỏi có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát. Lúc này, người bệnh chưa cảm nhận được sự bất thường của cơ thể. Chỉ khi sỏi có kích thước lớn hơn, xuất hiện những cơn đau hay các biến chứng khác về mặt sức khỏe thì người bệnh mới đi kiểm tra và được phát hiện sỏi thận.
Kích thước sỏi được xác định theo đường kính của viên sỏi. Hầu hết các trường hợp sỏi dưới 5mm được coi là sỏi nhỏ và có thể tự đào thải ra ngoài theo dòng nước tiểu. Ngược lại, với những viên sỏi có kích thước trên 5mm thì khả năng tự đào thải gần như rất thấp nên sỏi hay đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang... Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khởi phát. Lúc này, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và hình dáng của sỏi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà hay phải mổ. Chính vì vậy, nhiều trường hợp dù sỏi có kích thước to nhưng chưa cần mổ và ngược lại có trường hợp bệnh nhân sỏi nhỏ nhưng cần phải được phẫu thuật.
Kích thước sỏi thận quyết định đến cách điều trị
Kích thước sỏi thận là yếu tố chính quyết định xem liệu sỏi có thể tự đào thải tự nhiên qua đường tiểu được hay không. Viên sỏi đủ lớn có thể mắc kẹt trong niệu quản dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 80% sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm đều được hệ tiết niệu đẩy ra ngoài. Thông thường, mất khoảng 1 tháng để sỏi thận tự di chuyển ra ngoài qua đường tiểu.
Đối với những viên sỏi có kích thước trên 5mm, người bệnh mới cần điều trị. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ của biến chứng bệnh mà người bệnh có thể tự điều trị hoặc cần được điều trị y tế để loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. Chỉ có khoảng 20% sỏi có kích thước này có thể đào thải một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian đào thải thường rất lâu, có thể mất đến một năm.
Những biến chứng của bệnh sỏi thận
nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngược lại, nếu để bệnh sỏi thận duy trì trong một thời gian dài có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:Nhiễm trùng đường tiết niệu
Biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu thường là đi tiểu ra mủ, tiểu ra máu, tiểu rắt và có thể kèm sốt cao cùng đau bụng dưới, đau lưng... ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh sỏi thận sau này. Nhiễm trùng đường tiết niệu do những chất cặn bã tích tụ lâu ngày trong thận, đây là cơ hội để các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong đường tiết niệu, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Tắc đường tiểu
Sỏi thận thường đi vào niệu quản và niệu đạo thông qua nước tiểu. Lâu ngày, những viên sỏi sẽ chiếm toàn bộ diện tích của niệu quản và niệu đạo gây tắc đường tiểu. Đồng nghĩa với việc hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh hơn để có thể đẩy sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn.
Đây cũng chính là lúc xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng giữa sườn và lan dần xuống dưới háng. Khi đường tiểu bị tắc, những cặn chất và nước tiểu sẽ không thể đào thải ra ngoài được gây nên hiện tượng thận hoặc niệu quản bị ứ nước, bí tiểu.
Suy thận
Khi thận bị ứ nước, nhiễm trùng lâu ngày sẽ phá hủy dần nhu mô thận, đơn vị thận cho đến lúc mất tới 75% thì bạn sẽ có nguy cơ bị suy thận. Khi đó, người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống, tuy nhiên, bệnh sẽ rất khó chữa và chi phí điều trị rất đắt đỏ.
Vỡ thận
Khi nước tiểu ứ đọng lại trong thận quá nhiều mà không được thải ra ngoài sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức trong khi vách thận mỏng gây ra vỡ thận. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.
Viêm bể thận cấp
Sỏi thận lâu ngày không được điều trị gây tắc nghẽn đường tiểu sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, niệu quản và bể thận. Nếu bệnh nặng sẽ gây ra cơn viêm bể thận cấp đột ngột và nguy cấp như sốt cao, đau hông dữ dội, đái ra mủ,...
Đau quặn thắt vùng lưng, bụng là biến chứng của bệnh sỏi thận
Sỏi thận 4mm có nguy hiểm không?
Thực tế, sỏi thận có kích thước vô cùng đa dạng và cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh.
Trường hợp sỏi thận 4mm không gây nguy hiểm
Theo các chuyên gia tiết niệu đánh giá, sỏi thận 4mm là những viên sỏi nhỏ, mới được hình thành nên chưa có khả năng gây nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, sỏi sẽ được đào thải dễ dàng ra ngoài thông qua đường tiểu.
Trường hợp sỏi thận 4mm gây nguy hiểm
Ngược lại, nếu không được phát hiện điều trị hoặc chủ quan không điều trị, sỏi thận 4mm dần dần sẽ phát triển tăng kích thước cùng với các viên sỏi mới hình thành. Sỏi thận càng lớn càng gây cản trở lưu thông dòng nước tiểu dẫn đến thận bị ứ nước, giãn đài bể thận, trầy xước, chảy máu, gây nhiễm khuẩn tiết niệu… cùng nhiều biến chứng khác.
Như vậy, sỏi thận 4mm sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Sỏi thận 4mm nguy hiểm hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Điều trị sỏi thận đúng cách
Khi bị sỏi thận, người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sỏi thận
chưa có biến chứng hoặc có biến chứng đi kèm sẽ được chỉ định điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh.Điều trị sỏi thận chưa có biến chứng
Khi sỏi thận chưa xuất hiện các biến chứng thường là sỏi dưới 5mm, hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách uống thuốc, tái khám theo lịch.
– Thuốc điều trị sẽ do các bác sĩ chuyên môn kê tùy vào trường hợp cụ thể.
– Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần phải uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, loại bỏ sỏi thận ra ngoài nhanh chóng.
– Tăng cường vận động, thể dục thể thao để giảm bớt sự tích tụ các khoáng chất và hạn chế sự tích tụ hình thành sỏi, đồng thời giúp sỏi nhỏ di chuyển dễ dàng ra ngoài thông qua dòng nước tiểu.
– Tái khám để kiểm tra hiệu quả điều trị sỏi 4mm đến đâu, đã trôi ra ngoài hay chưa.
Điều trị sỏi thận có biến chứng
Khi bị sỏi thận trên 5mm đã xuất hiện các biến chứng kèm theo, rất có thể bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật sỏi thận tiên tiến, hiện đại, trong đó có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến là tán sỏi nội soi qua da và tán sỏi nội soi ngược dòng. Cả 2 cách đều có ưu điểm là ít gây biến chứng, tỉ lệ thành công cao, ít đau đớn và có thể xuất viện sau khoảng 2 - 3 ngày điều trị.
Phẫu thuật nội soi tán sỏi thận là phương pháp hiện đại, an toàn
Lưu ý khi điều trị sỏi thận
Bệnh nhân không tự ý mua thuốc về để điều trị
Điều trị bệnh theo đúng phác đồ của các bác sĩ chuyên môn
Xây dựng lối sống lành mạnh, an toàn cho sức khỏe
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và ăn những thực phẩm tươi sạch, có lợi cho sức khỏe
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, oxalat, canxi,.. và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thức uống có ga, nước ngọt,...
Tránh thức khuya, stress, căng thẳng,...
Lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp người mắc sỏi thận nhanh chóng khỏi bệnh
Trên đây là toàn bộ thông tin về kích thước sỏi thận. Nếu có bất kì thắc mắc hay cần sự tư vấn hỗ trợ về dịch vụ tán sỏi của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
, quý khách vui lòng liên hệ theosố Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.