Khi nào có tim thai và những việc mẹ nên làm để thai nhi phát triển khỏe mạnh là vấn đề rất nhiều bà mẹ quan tâm. Vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Kể từ khi mẹ phát hiện có thai, một trong những cột mốc đầu tiên mà mẹ có thể háo hức chờ đợi là nghe thấy nhịp tim đập thình thịch của em bé. Đó là một trong những âm thanh khiến mẹ yên tâm nhất ở thời điểm đó.
Khi nào có tim thai?
Khi mẹ mang thai được 4 tuần, một mạch máu riêng biệt đã hình thành bên trong phôi thai, mạch máu này sẽ sớm phát triển thành tim và hệ tuần hoàn của bé.
Trong giai đoạn đầu, tim giống như một ống xoắn và phân chia, cuối cùng hình thành tim và các van (đóng mở để thải máu từ tim đến cơ thể). Trên thực tế, vào tuần thứ 5, ống tim bắt đầu đập tự nhiên, mặc dù mẹ không thể nghe thấy nó. Trong vài tuần đầu tiên, các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu hình thành trong phôi thai.
Khi được 6 tuần, tim của bé bắt đầu hoạt động- lúc này đập khoảng 110 lần một phút - có bốn khoang rỗng, mỗi khoang có một lối vào và một lối ra để cho phép máu chảy vào và ra khỏi mỗi khoang. Chỉ trong hai tuần nữa, con số đó sẽ tăng lên 150-170 nhịp một phút . Nhanh gấp đôi so với mẹ.
Vậy khi nào có tim thai? Mẹ sẽ có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi lần đầu tiên vào khoảng tuần thứ 8 hoặc tuần thứ 9 của thai kỳ. Điều này có thể sớm hoặc muộn hơn một chút. Nhịp tim thai có thể dao động từ 140 đến 170 nhịp mỗi phút. Bác sĩ sử dụng thiết bị siêu âm cầm tay gọi là Doppler đặt trên bụng của mẹ để khuếch đại âm thanh và ghi lại nhịp tim của bé.
Khi nào mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng ống nghe?
Hệ tuần hoàn và tim của thai nhi tiếp tục phát triển kỳ diệu ở tuần thứ 12. Lúc này tủy xương bắt đầu sản xuất tế bào. Đến tuần thứ 17, não bộ của thai nhi bắt đầu điều chỉnh nhịp tim để chuẩn bị cho việc hỗ trợ em bé ở thế giới bên ngoài.
Trong ba tuần nữa, vào khoảng tuần 20, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của con mình bằng ống nghe.
Nếu cần nghe và nhìn tốt hơn, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên siêu âm tim thai để đánh giá trong khoảng từ 18 đến 24 tuần. Nếu mẹ có tiền sử gia đình bị dị tật tim bẩm sinh hoặc mẹ bị tiểu đường, bệnh phenylketon niệu hoặc bệnh tự miễn dịch…cần thông báo để bác sĩ biết. Bởi những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở trẻ.
Siêu âm phát hiện dị tật tim bẩm sinh
Vào khoảng từ 6 tuần đến 9 tuần của thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm. Nó không chỉ xác nhận việc mang thai và ngày dự sinh ước tính (cùng với chỉ số và vị trí của thai nhi) mà còn kiểm tra xem tim có đập hay không.
Đến khoảng tuần thứ 20, bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc của tim em bé và có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh ở tim. Ước tính có khoảng 36.000 trẻ sơ sinh (tỉ lệ 9 trong số 1.000 trẻ sơ sinh) được sinh ra mỗi năm với dị tật tim bẩm sinh.
Mặc dù không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi dị tật tim bẩm sinh, nhưng chẩn đoán khi mang thai sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án sinh con phù hợp cho mẹ, hoặc chuẩn bị điều trị sớm cho em bé.
Đôi khi trẻ bị dị tật tim bẩm sinh sẽ được phẫu thuật sớm ngay khi chào đời. Nếu bác sĩ của bạn phát hiện ra vấn đề về nhịp tim của thai nhi thì có thể kê đơn thuốc để giảm nguy cơ sinh sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Làm thế nào để giữ cho trái tim của thai nhi khỏe mạnh
Mặc dù có những vấn đề ngoài tầm kiểm soát ảnh hưởng đến sự phát triển của tim em bé, chẳng hạn như các bất thường về gen, nhưng mẹ có thể thực hiện các bước sau để giúp thai nhi có được trái tim khỏe mạnh nhất.
Uống axit folic trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Nếu mẹ là người hút thuốc, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể chiếm tới 2% tổng số các dị tật tim.
Nếu mẹ bị tiểu đường tuýp II hoặc tiểu đường thai kỳ, hãy kiểm soát lượng đường máu trong suốt thai kỳ, vì bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật tim.
Không dùng Accutane (trị mụn), vì cũng có thể gây dị tật tim thai.
Tránh rượu và thuốc kích thích.
Tốt nhất trong suốt thai kỳ mẹ nên đi khám đều đặn để kiểm soát sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi. Điều này giúp bác sĩ đưa ra giải pháp can thiệp sớm để hạn chế tối đa nguy cơ cho em bé.
Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khi đăng ký thai sản trọn gói mẹ sẽ được chăm sóc và thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tại tất cả các mốc quan trọng của thai kỳ. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tâm với bệnh nhân, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm gửi gắm thai kỳ của mình.
Đặc biệt, khi đến với Bệnh viện Hồng Ngọc mẹ sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc xanh hiện đại, cùng các dịch vụ chất lượng cao và phòng nội trú tiêu chuẩn khách sạn 5* mang lại sự thuận tiện và thoải mái nhất.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Khi nào có tim thai và những việc mẹ nên làm để thai nhi phát triển khỏe mạnh là vấn đề rất nhiều bà mẹ quan tâm. Vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Kể từ khi mẹ phát hiện có thai, một trong những cột mốc đầu tiên mà mẹ có thể háo hức chờ đợi là nghe thấy nhịp tim đập thình thịch của em bé. Đó là một trong những âm thanh khiến mẹ yên tâm nhất ở thời điểm đó.
Khi nào có tim thai?
Khi mẹ mang thai được 4 tuần, một mạch máu riêng biệt đã hình thành bên trong phôi thai, mạch máu này sẽ sớm phát triển thành tim và hệ tuần hoàn của bé.
Trong giai đoạn đầu, tim giống như một ống xoắn và phân chia, cuối cùng hình thành tim và các van (đóng mở để thải máu từ tim đến cơ thể). Trên thực tế, vào tuần thứ 5, ống tim bắt đầu đập tự nhiên, mặc dù mẹ không thể nghe thấy nó. Trong vài tuần đầu tiên, các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu hình thành trong phôi thai.
Khi được 6 tuần, tim của bé bắt đầu hoạt động- lúc này đập khoảng 110 lần một phút - có bốn khoang rỗng, mỗi khoang có một lối vào và một lối ra để cho phép máu chảy vào và ra khỏi mỗi khoang. Chỉ trong hai tuần nữa, con số đó sẽ tăng lên 150-170 nhịp một phút . Nhanh gấp đôi so với mẹ.
Vậy khi nào có tim thai? Mẹ sẽ có thể nghe thấy nhịp tim của thai nhi lần đầu tiên vào khoảng tuần thứ 8 hoặc tuần thứ 9 của thai kỳ. Điều này có thể sớm hoặc muộn hơn một chút. Nhịp tim thai có thể dao động từ 140 đến 170 nhịp mỗi phút. Bác sĩ sử dụng thiết bị siêu âm cầm tay gọi là Doppler đặt trên bụng của mẹ để khuếch đại âm thanh và ghi lại nhịp tim của bé.
Khi nào mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng ống nghe?
Hệ tuần hoàn và tim của thai nhi tiếp tục phát triển kỳ diệu ở tuần thứ 12. Lúc này tủy xương bắt đầu sản xuất tế bào. Đến tuần thứ 17, não bộ của thai nhi bắt đầu điều chỉnh nhịp tim để chuẩn bị cho việc hỗ trợ em bé ở thế giới bên ngoài.
Trong ba tuần nữa, vào khoảng tuần 20, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của con mình bằng ống nghe.
Nếu cần nghe và nhìn tốt hơn, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên siêu âm tim thai để đánh giá trong khoảng từ 18 đến 24 tuần. Nếu mẹ có tiền sử gia đình bị dị tật tim bẩm sinh hoặc mẹ bị tiểu đường, bệnh phenylketon niệu hoặc bệnh tự miễn dịch…cần thông báo để bác sĩ biết. Bởi những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở trẻ.
Siêu âm phát hiện dị tật tim bẩm sinh
Vào khoảng từ 6 tuần đến 9 tuần của thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm. Nó không chỉ xác nhận việc mang thai và ngày dự sinh ước tính (cùng với chỉ số và vị trí của thai nhi) mà còn kiểm tra xem tim có đập hay không.
Đến khoảng tuần thứ 20, bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc của tim em bé và có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh ở tim. Ước tính có khoảng 36.000 trẻ sơ sinh (tỉ lệ 9 trong số 1.000 trẻ sơ sinh) được sinh ra mỗi năm với dị tật tim bẩm sinh.
Mặc dù không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi dị tật tim bẩm sinh, nhưng chẩn đoán khi mang thai sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án sinh con phù hợp cho mẹ, hoặc chuẩn bị điều trị sớm cho em bé.
Đôi khi trẻ bị dị tật tim bẩm sinh sẽ được phẫu thuật sớm ngay khi chào đời. Nếu bác sĩ của bạn phát hiện ra vấn đề về nhịp tim của thai nhi thì có thể kê đơn thuốc để giảm nguy cơ sinh sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Làm thế nào để giữ cho trái tim của thai nhi khỏe mạnh
Mặc dù có những vấn đề ngoài tầm kiểm soát ảnh hưởng đến sự phát triển của tim em bé, chẳng hạn như các bất thường về gen, nhưng mẹ có thể thực hiện các bước sau để giúp thai nhi có được trái tim khỏe mạnh nhất.
Uống axit folic trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Nếu mẹ là người hút thuốc, hãy bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể chiếm tới 2% tổng số các dị tật tim.
Nếu mẹ bị tiểu đường tuýp II hoặc tiểu đường thai kỳ, hãy kiểm soát lượng đường máu trong suốt thai kỳ, vì bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật tim.
Không dùng Accutane (trị mụn), vì cũng có thể gây dị tật tim thai.
Tránh rượu và thuốc kích thích.
Tốt nhất trong suốt thai kỳ mẹ nên đi khám đều đặn để kiểm soát sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi. Điều này giúp bác sĩ đưa ra giải pháp can thiệp sớm để hạn chế tối đa nguy cơ cho em bé.
Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khi đăng ký thai sản trọn gói mẹ sẽ được chăm sóc và thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tại tất cả các mốc quan trọng của thai kỳ. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tâm với bệnh nhân, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm gửi gắm thai kỳ của mình.
Đặc biệt, khi đến với Bệnh viện Hồng Ngọc mẹ sẽ được trải nghiệm không gian kiến trúc xanh hiện đại, cùng các dịch vụ chất lượng cao và phòng nội trú tiêu chuẩn khách sạn 5* mang lại sự thuận tiện và thoải mái nhất.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc