Khám thai 12 tuần là cột mốc đặc biệt quan trọng đối với tất cả phụ nữ mang thai. Lần khám thai này có ý nghĩa quyết định về sàng lọc dị tật thai nhi và phân tích các nguy cơ sức khỏe mà mẹ bầu mắc phải.
Sự phát triển diệu kỳ của thai nhi 12 tuần
Từ tuần thứ 10 trở đi, thai nhi ngày càng phát triển và hoàn thiện các cơ quan của một cơ thể con người. Trong thời điểm này, cân nặng của bé rơi vào khoảng 14 gram với chiều dài khoảng hơn 50mm. Điều mẹ có thể biết về con mình lúc này là bé đã hình thành tim, gan, thận. Các chức năng về hệ thần kinh ngày càng phát triển.
Xương khớp của bé càng hoàn thiện, trở nên cứng cáp hơn để có thể vận động trong bụng mẹ. Khi siêu âm sẽ thấy bé có những chuyển động như lật, xoay vòng, chân buông thoải ra...
Điều đáng chú ý hơn là ở thời điểm này, xương sống của em bé cũng đã được hình thành một cách rõ rệt hơn cùng với đó ống thần kinh cột sống cũng đã bắt đầu căng ra từ tủy.
Khuôn mặt bào thai đã có nhiều nét giống con người hơn. Đôi mắt đã di chuyển gần nhau hơn, có thể nhận thấy sự mở - đóng đôi môi của bé. Tai dịch chuyển vị trí về phía sau cùng với hai mắt di chuyển sát lại gần nhau hơn. Dây thanh quản của bé cũng bắt đầu được hình thành trong thanh quản.
Hệ tiêu hóa của thai nhi 12 tuần phát triển mạnh hơn các tuần trước. Nhờ vào sự hoàn thiện của chức năng ruột. Đồng thời em bé lúc này đã có các tế bào thần kinh và khớp thần kinh, giúp bé yêu vừa vận động vừa cảm nhận được những xúc giác, thị giác, vị giác,...
Khám thai 12 tuần gồm những xét nghiệm gì?
Xét nghiệm máu
Kết quả phân tích xét nghiệm máu khi thai nhi 12 tuần tuổi có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mẹ bầu. Không chỉ phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường, viêm gan B, tình trạng thiếu máu mà còn giúp phát hiện được nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Từ đó có biện pháp can thiệp sớm giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé suốt 9 tháng mang thai.
Xét nghiệm nước tiểu
Khi khám thai 12 tuần, mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để phân tích kết quả và nhận biết được một số nguy cơ sau đây:
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Tiểu đường là bệnh nguy hiểm đối với mẹ bầu. Bởi vì theo các bác sĩ sản khoa, tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng lớn đến an toàn sinh mạng của mẹ và bé trước sinh. Do vậy phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ mang thai sẽ giúp chị em cân bằng chế độ ăn uống đúng cách hơn.
Mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Kết quả xét nghiệm sẽ giúp mẹ biết mình có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không? Từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cũng như chế độ ăn uống, vệ sinh đúng cách.
Xác định Ketone: Chỉ số Ketone ở mức cho phép là 2,5-5mg/dL hoặc 0,25-0,5 mmol/L. Nếu hàm lượng ketone cao, điều này phản ánh khả năng mắc đái tháo đường ở sản phụ là rất lớn.
Nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật: Xét nghiệm nước tiểu kết quả cho thấy có hàm lượng protein thì khả năng cao mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu mẹ không bị cao huyết áp nhưng nồng độ đạm lại tăng thì lúc này mẫu nước tiểu được gửi về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy.
Phát hiện vấn đề về thận: Thực hiện xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện sớm và chính xác những vấn đề về thận mẹ bầu đang mắc phải.
Phát hiện một số bệnh lây qua đường tình dục gồm có giang mai, Herpes,..
Xét nghiệm Double test và xét nghiệm NIPT
Khi khám thai 12 tuần các chị em đều được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh - Double Test
kỹ lưỡng. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm nhất các nguy cơ dị tật ở thai nhi, bao gồm hội chứng Down, bất thường nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó còn có hội chứng Patau (Trisomy 13) và Edwards (Trisomy 18).Xét nghiệm NIPT là phương pháp sàng lọc trước khi sinh mà không thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Xét nghiệm cho thấy bất thường về số lượng NST gây các bệnh như:
Hội chứng Down (3 NST 21)
Hội chứng Turner (monosomy X - XO)
Hội chứng Klinefelter (XXY)
Hội chứng Patau (3 NST 13)
Hội chứng Edwards (3 NST 18)
Thể tam nhiễm XXX
Hội chứng Cri-du-chat
Hội chứng Digeorge
Hội chứng Prader-willi/ Angelman
Hội chứng Wolf-Hirschhorn
Xét nghiệm Rubella IgM và IgG
Xét nghiệm này được thực hiện giúp tìm ra kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM ở mẹ bầu. Nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thì nguy cơ cao thai nhi bị Rubella bẩm sinh với các biểu hiện như mù, điếc, tật não nhỏ... Đặc biệt nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%.
Siêu âm 4D, 5D khi khám thai 12 tuần
Siêu âm 4D, 5D khi khám thai 12 tuần là thời điểm rất quan trọng để đo độ mờ da gáy. Nhờ phương pháp siêu âm 3 chiều hiện đại, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hơn những bất thường nhiễm sắc thể mà thai nhi có thể mắc phải bao gồm dị tật tim, bị hội chứng Down hoặc dị dạng tứ chi,...
Ngoài ra, siêu âm 4D khi thai nhi 12 tuần còn giúp mẹ biết được các chỉ số siêu âm như tuổi thai, cân nặng, chiều dài của con, nhất là tính ngày dự sinh chính xác cũng như đưa ra những lời khuyên dinh dưỡng, cách ăn uống tốt cho cả hai mẹ con.
Tại sao nên sàng lọc dị tật thai nhi tuần 12?
Sàng lọc dị tật thai nhi tuần 12 rất cần thiết và bắt buộc phải thực hiện. Lúc này siêu âm đo độ mờ da gáy là bước chẩn đoán sơ bộ tiên quyết. Tất cả em bé khỏe mạnh trong bụng mẹ đều phải có lớp dịch sau gáy. Tuy nhiên độ mờ đục khác nhau ở mỗi thai nhi. Nếu lớp dịch sau gáy này tăng cao so với bình thường thì khả năng thai nhi mắc hội chứng Down kèm một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác.
Chất dịch dư thừa tích tụ vùng da gáy được hệ bạch huyết của thai nhi phát triển và hấp thụ gần như tối đa ở trường hợp thai nhi đã quá 14 tuần tuổi. Chính vì vậy mà độ mờ da gáy cũng trở về trạng thái bình thường mặc dù thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể.
Từ những chẩn đoán y khoa các bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu nên khám thai vào thời điểm thai 12 tuần tuổi. Mục đích là giúp kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Việc siêu âm khi thai nhi 11 tuần hay 14 tuần tuổi đều cho kết quả không chính xác bằng tuần thai thứ 12.
Những chỉ số siêu âm thai 12 tuần bạn nên biết
Bằng việc khám thai, mẹ sẽ đọc những chỉ số siêu âm để có thể hiểu hơn về sự phát triển diệu kỳ của thai nhi 12 tuần. Những chỉ số này bao gồm GSD – đường kính túi thai(mm) và CRL – chiều dài đầu-mông (mm). Bên cạnh đó còn có chỉ số giúp mẹ biết tuổi thai chính xác của bé.
Giải đáp cùng bạn những thắc mắc khi khám thai 12 tuần
Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh
Dấu hiệu về cân nặng và kích thước
Thai nhi ở tuần thai 12 phát triển khỏe mạnh toàn diện sẽ thấy bé có tim thai khỏe. Và cân nặng đạt 14gr, chiều dài đạt khoảng 5,4cm.
Dấu hiệu về cử động thai
Một thai nhi 12 tuần khỏe mạnh thường có số lần cử động trên 4 lần trong khoảng từ 30 phút đến 40 phút. Và trong một tiếng đồng hồ thai nhi cử động khoảng 4 lần chứng minh bé yêu hoàn toàn khỏe và phát triển rất tốt.
Khám thai 12 tuần có phải nhịn ăn không?
Lời khuyên cho mẹ bầu là nên nhịn ăn bởi vì xét nghiệm Double Test, đường huyết… sẽ được thực hiện ở lần
khám thai 12 tuần này.
Việc ăn uống trước khi xét nghiệm có thể làm cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Bởi chỉ số đường huyết của mẹ lúc này bị tăng cao bất thường.
Do vậy, mẹ bầu tốt nhất nhịn ăn trong vòng 12 giờ đồng hồ trước khi xét nghiệm ở lần đi khám thai tuần 12 là tốt nhất. Lấy máu xong, mẹ có thể ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết và ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.
Hình ảnh siêu âm thai 12 tuần cụ thể như thế nào?
Hình ảnh siêu âm khi khám thai 12 tuần sẽ cung cấp cho chúng ta một số thông tin quan trọng như sau:
Độ mờ da gáy: Thông qua hình ảnh siêu âm, nếu kết quả khoảng mờ da gáy dày hơn 3mm thì khả năng 80% bé có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh Down, thoát vị cơ hoành, dị dạng tim, dị dạng chân tay,...
Xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh: Thông qua việc đo kích thước của thai nhi tại thời điểm này, các bác sĩ có thể xác định chính xác tuổi của thai và ngày dự sinh.
Dịch vụ thai sản chất lượng cao tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được khám thai định kỳ với máy siêu âm Voluson E8 cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.
Với trang thiết bị máy móc hiện đại, hội tụ nhiều bác sĩ ưu tú trong ngành nhiều năm kinh nghiệm. Mẹ bầu sẽ nhận được kết quả chính xác và an tâm nhất. Đặc biệt là giúp mẹ bầu theo dõi sát sao và chi tiết quá trình phát triển của thai nhi với những hình ảnh chân thực và sống động nhất.
12 tuần thai đối với thai nhi mà nói là một dấu mốc đặc biệt quan trọng. Thời điểm này cũng là một trong những tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ chính vì vậy mẹ bầu hãy theo dõi và chú ý những thay đổi của em bé bằng việc khám thai định kỳ.
Nếu mẹ muốn giải đáp và tư vấn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ theo số hotline dưới đây để được bác sĩ chia sẻ tận tâm,
để bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích chăm sóc thai kỳ toàn diện.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây để được chăm sóc thai kỳ toàn diện và sinh đẻ nhẹ nhàng tại bệnh viện chuẩn 5 sao hiện đại bậc nhất Thủ đô:
* Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc