Khám lâm sàng tim mạch gồm những gì, ai cần đi khám?

Khám lâm sàng tim mạch gồm những gì, ai cần đi khám?

26-12-2023
Sống khỏe

Khám lâm sàng tim mạch là bước đầu tiên trong quy trình khám tim mạch. Việc khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán sơ bộ tình trạng sức khỏe và đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Mục đích của khám lâm sàng tim mạch

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình khám tim mạch mà bất kỳ bệnh nhân nào đến khám cũng phải thực hiện. Không như các chỉ định cận lâm sàng, tùy từng người sẽ phải làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác nhau. Tất cả người bệnh khi đi khám tim mạch đều phải trải qua bước khám lâm sàng.

Khám lâm sàng được thực hiện với mục đích là giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp nhất. Ví dụ, với người có biểu hiện cao huyết áp, bác sĩ sẽ chỉ định đeo holter huyết áp, thực hiện xét nghiệm máu để xác định các bệnh lý liên quan đến mỡ máu, tăng cholesterol… Hoặc với những người thường xuyên bị đau tức ngực, khó thở, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim, làm điện tâm đồ hoặc chụp mạch vành.

Như vậy, bước khám lâm sàng tim mạch tưởng như không quá quan trọng nhưng lại rất cần thiết để chỉ định chính xác các bước thăm khám tiếp theo, không để bị bỏ sót bất kỳ triệu chứng nào của người bệnh.

Đối tượng cần khám lâm sàng tim mạch

kham lam sang tim mach Người thường xuyên bị đau ngực, khó thở nên đi khám tim mạch

Bất cứ ai cũng nên thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm bất thường ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ rệt. Đặc biệt, nếu có người thân mắc bệnh tim mạch thì nên quan tâm hơn đến sức khỏe tim mạch của chính mình.

Ngoài ra, nếu có các biểu hiện dưới đây thì nên đi khám lâm sàng tim mạch để được chỉ định các bước thăm khám tiếp theo:

Thường xuyên đau tức ngực

Đau tức ngực là triệu chứng rất phổ biến của các bệnh lý tim mạch. Dù thường xuyên hay chỉ đau ngực thoáng qua thì bạn cũng nên đi khám tim mạch để được kiểm tra chính xác.

Tăng huyết áp

Bệnh nhân bị tăng huyết áp thường đi kèm với các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành… Vì vậy, cần đi khám tim mạch định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý này.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt rất dễ gây ra tình trạng rối loạn chức năng nội mạch máu, từ đó, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp dần dẫn đến thiếu máu cục bộ và gây ra các bệnh lý về tim mạch, nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim.

Khó thở, tim đập nhanh

Khó thở thường xuyên, tim đập nhanh, chóng mặt có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim hoặc một số bệnh lý tim mạch khác.

Thường xuyên hút thuốc

Các chất độc hại trong thuốc lá có thể gây tổn hại cho tim, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, khói thuốc còn làm thay đổi thành phần hóa học máu, dẫn đến hình thành mảng bám trong động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

Bệnh lý ở thận

Nếu mắc các bệnh lý ở thận thì người bệnh nên đi khám tim mạch thường xuyên vì khi mắc bệnh thận, cơ thể có xu hướng tăng huyết áp, ứ nước… Tình trạng này kéo dài tạo áp lực lớn cho tim dẫn đến suy tim.

Tăng cholesterol

Lượng cholesterol tăng cao, bám vào thành mạch khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Quy trình khám lâm sàng tim mạch gồm những gì?

Khám lâm sàng tim mạch là bước bắt buộc trong quy trình khám tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người không biết khám lâm sàng sẽ gồm những gì để chuẩn bị tốt nhất.

Quy trình khám lâm sàng tim mạch sẽ gồm các bước sau:

Khai thác thông tin người bệnh

Trước khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin như:

  • Tiền sử bệnh của bản thân người bệnh và tiền sử bệnh gia đình.

  • Hỏi về các triệu chứng thường gặp phải như có bị đau ngực, khó thở không, tần suất xuất hiện các triệu chứng này như thế nào, thỉnh thoảng bị hay thường xuyên bị và bị mới đây hay lâu rồi…

  • Hỏi về thói quen ăn uống, sinh hoạt, đặc thù công việc, môi trường sống…

Bác sĩ khai thác thông tin, tiền sử bệnh của người bệnh

Khám thực thể

Sau khi hỏi han các nội dung ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể người bệnh qua 4 thao tác là nhìn, sờ, gõ và nghe.

Nhìn

Bác sĩ sẽ quan sát hình dáng lồng ngực, các mạch máu lớn, vùng tim đập… Sau đó, có thể đưa ra một số chẩn đoán sơ bộ về tình hình sức khỏe của người bệnh dựa vào các biểu hiện đang gặp phải.

  • Hình dạng lồng ngực: Nếu bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh thì dễ bị biến dạng lồng ngực.

  • Màu sắc da và niêm mạc: Ví dụ như môi tím tái thường do suy tim, tim bẩm sinh; ngón tay dùi trống cũng là biểu hiện của một số bệnh tim mạch.

  • Vùng cổ có các bất thường như tĩnh mạch cổ nổi có thể do suy tim phải, động mạch chủ đập mạnh có thể do hở van động mạch chủ…

  • Nhịp đập của tim: Nếu nhịp tim

    yếu có thể do tràn dịch ngoài màng, mỏm tim đập mạnh có thể do thất trái to hoặc tim to…
  • Vùng thượng vị, hạ sườn phải đập theo nhịp tim có thể cảnh báo tim phải to.

Sờ

Bác sĩ sẽ dùng tay sờ trực tiếp lên một số vị trí trên cơ thể người bệnh. Việc sờ cò thế phát hiện các triệu chứng bất thường về vùng mỏm tim như tim co kéo về, tim bị đẩy sang một bên, mỏm tim đập quá mạnh hoặc quá nhẹ…

Việc gõ giúp bác sĩ tìm diện đục của tim.

Nghe tim

Bác sĩ đang nghe tim cho người bệnh

Bác sĩ sử dụng ống nghe chuyên dụng để nghe tim và một số vị trí cần thiết khác. Khi nghe tim bác sĩ có thể phát hiện một số bất thường như thay đổi nhịp tim, tiếng tim, nghe tiếng thổi, tiếng cọ màng tim… để chẩn đoán sơ bộ tình trạng sức khỏe tim mạch.

Sau khi khám lâm sàng tim mạch, bác sĩ sẽ có cơ sở để chỉ định thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng của người bệnh. Nhờ đó, sẽ không bỏ sót hoặc chỉ định thừa một số chẩn đoán không cần thiết.

Việc khám tim mạch lâm sàng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe người bệnh tốt hơn và chính xác hơn.

Đăng ký khám tim với chuyên gia Tim mạch BV Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay