Huyết áp thấp có nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu huyết áp thấp để điều trị kịp thời sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Huyết áp thấp có chỉ số bằng bao nhiêu?
Theo các nhà chuyên môn, gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) bằng hay dưới 60mmHg.
Tuy nhiên, đó chỉ là trị số trung bình để đánh giá tình trạng huyết áp thấp. Trên thực tế, số đo huyết áp đó đối với người này là thấp nhưng ở người khác lại là bình thường vì họ không có các triệu chứng của huyết áp thấp như chóng mặt, ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp. Trong đó gồm các nguyên nhân phổ biến sau:
Rối loạn nội tiết tố
Một nguyên nhân gây huyết áp thấp khác đó là do rối loạn nội tiết tố. Trong cơ thể con người, tuyến giáp có vai trò sản xuất hormone kiểm soát nhịp tim, huyết áp...; tuyến thượng thận có vai trò điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Nếu một trong hai tuyến này có vấn đề sẽ gây rối loạn nội tiết và dẫn đến giảm huyết áp.
Tác dụng phụ của thuốc
Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc sau cũng có thể gây huyết áp thấp:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc điều trị bệnh Parkinson
Thuốc gây tê sau phẫu thuật.
Chế độ ăn uống không đảm bảo
Chế độ ăn không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể có nguy cơ cao bị huyết áp thấp, thiếu máu. Những người thường xuyên bị tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải cũng dễ dẫn đến huyết áp thấp.
Mắc bệnh lý tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng huyết áp thấp là do mắc một vài bệnh lý tim mạch như suy tim, hở van tim, rối loạn nhịp tim... Khi tim có vấn đề sẽ không đủ áp lực để đẩy máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị giảm huyết áp.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, bị huyết áp thấp còn do những nguyên nhân sau:
Bị đái tháo đường
Bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng
Phụ nữ mang thai
Thường xuyên uống nhiều bia, rượu
Thay đổi tư thế đột ngột.
Phương pháp điều trị và phòng bệnh huyết áp thấp
Ở người khỏe mạnh bị huyết áp thấp, nếu không có các triệu chứng quá rõ ràng, chỉ có triệu chứng chóng mặt thoảng qua khi đứng lên ngồi xuống thì không cần phải điều trị.
Với những trường hợp nặng, cần điều trị từ nguyên nhân. Đối với người huyết áp xuống quá thấp gây ra sốc thì cần được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
Các phương pháp để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp: uống nhiều nước để ngăn ngừa cơ thể khô nước và nâng cao huyết áp. Dùng thêm muối để nâng cao huyết áp, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch.
Bên cạnh đó, người bệnh lưu ý không nên đứng quá lâu. Khi đứng lên từ tư thế nằm hay ngồi, thì hãy đứng lên từ từ, không đứng một cách đột ngột. Người bị huyết áp thấp sau khi ăn: không nên uống thuốc chống huyết áp trước khi ăn, nên nằm nghỉ sau khi ăn, ăn làm nhiều bữa nhỏ. Uống cà phê có tác dụng làm co mạch nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ.
Hiện chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi dứt điểm, nhưng có thể giúp người bệnh chung sống an toàn với căn bệnh này. Bên cạnh đó, cần đi khám chuyên khoa thường xuyên để kiểm tra huyết áp cũng như dự phòng những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra.
Đăng ký khám với chuyên gia Tim mạch BV Hồng Ngọc để kiểm soát và điều trị tốt tình trạng huyết áp thấp tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.