Sởi là bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây lan nhanh, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh cũng như hạn chế lây lan cho người khác là vấn đề rất được quan tâm.
Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ
Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, do virus Paramyxovirus gây nên, với các triệu chứng thường gặp như phát ban, sốt, ho, mắt đỏ, chảy nước mũi… Virus gây sởi lây lan nhanh chóng qua các con đường như:
Tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm bệnh.
Tiếp xúc với những giọt hô hấp nhiễm virus trong không khí, được bắn ra từ nước mũi, nước bọt của người bệnh khi ho, hắt hơi…
Tiếp xúc với vật dụng có chứa virus gây sởi.
Virus gây bệnh sởi sống trong chất nhầy ở mũi, cổ họng trước khi phát ban khoảng 4 ngày. Sau đó, khoảng 4 - 5 ngày sau thì chúng tiếp tục phát triển và gây bệnh. Đây cũng là thời điểm virus dễ lây lan nhất.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc sởi do hệ miễn dịch còn non yếu. Đặc biệt, khi đưa trẻ đi bệnh viện rất dễ lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện nên ba mẹ hãy cân nhắc kỹ, chỉ đưa bé đến bệnh viện khi thật sự cần thiết, nhất là trong thời điểm đang có dịch sởi.
Biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi có thể dễ dàng được chữa khỏi nếu biết cách chăm sóc mà không cần phải đi bệnh viện. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan vì nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sởi sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Tiêu chảy.
Viêm tai giữa - biến chứng thường gặp nhất của bệnh sởi.
Viêm não cấp tính (chiếm khoảng 0,1% ca bệnh) với các biểu hiện như: trẻ lơ mơ, co giật, hôn mê, nôn, cứng gáy…
Viêm loét giác mạc.
Viêm phổi do bội nhiễm.
Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát trong trường hợp suy giảm hệ miễn dịch.
Phân biệt sởi với bệnh sốt phát ban
Sởi dễ nhầm lẫn với các bệnh như sốt phát ban. Phân biệt chúng như sau:
Bệnh Rubella: Rubella hay còn được gọi là bệnh sởi Đức. Khi nhiễm bệnh này, trẻ sẽ có các biểu hiện: sốt nhẹ, ban dát sẩn dạng sởi nhưng nốt ban nhỏ hơn, mọc thưa hơn. Ban mọc cùng lúc, mọc sớm ngay trong 1 - 2 ngày nhiễm bệnh, khi bay không để lại thâm. Trẻ cũng có thể nổi hạch sau tai, chẩm to và đau.
Ban dị ứng: Ban sẩn cục toàn thân, thường gây ngứa.. Thường do dị ứng thức ăn, thời tiết hay dị ứng thuốc gây nên.
Ban do virus khác (virus Adeno, Coxsackie…): Ban sần dạng sởi và mọc toàn thân, không theo thứ tự.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Trẻ bị sởi có thể được điều trị khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi chuẩn khoa học, ba mẹ có thể tham khảo.
Cách ly trẻ
Ngay khi trẻ có biểu hiện bị sởi, hãy cách ly trẻ ở phòng riêng để tránh nguy cơ lây bệnh cho những đứa trẻ khác và lây cho người thân trong gia đình.
Vệ sinh thân thể và môi trường sống
Hãy chăm sóc răng miệng, mặt, tay chân bé sạch sẽ hằng ngày. Tuy nhiên, cần vệ sinh nhẹ nhàng để tránh lở loét, nhiễm khuẩn. Sử dụng khăn mềm, sạch, dùng khăn mặt riêng và khăn lau người riêng. Lau người cho bé bằng nước ấm và cho bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên với trẻ lớn. Mỗi ngày, nhỏ mắt nhỏ mũi cho bé 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý.
Bên cạnh đó, trong thời gian bé bị sởi thì ba mẹ cho con nằm ở phòng riêng, kín gió, phòng ốc sạch sẽ, thoáng. Chăn ga, gối của bé cũng cần được giặt giũ sạch, phơi ở nơi có nắng chiếu trực tiếp. Đồ dùng, đồ chơi của bé cũng nên được vệ sinh thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng
Khi bị sởi, bé thường mệt mỏi nên có thể lười ăn. Vì thế, ba mẹ nên cho con bú nhiều với trẻ nhỏ hoặc chế biến những món ăn dạng lỏng như cháo, súp để con dễ ăn và cũng dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Trong chế độ ăn của trẻ bị sởi, nên ưu tiên những thực phẩm giàu protid và caroten. Bên cạnh đó, tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gia cầm, trứng, hải sản, thịt dê… và các loại rau thơm có tính kích thích cũng như những gia vị cay nóng.
Nên cho trẻ bú nhiều hoặc uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Cho bé uống nước ép trái cây và uống dung dịch oresol trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy hoặc sốt cao.
Sử dụng thuốc
Khi chăm sóc trẻ bị sởi, nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C thì ba mẹ dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp theo cân nặng của trẻ để giúp con hạ sốt. Ngoài ra, cho con mặc thoáng mát, chườm khăn ấm lên trán, nách, bẹn để giúp hạ sốt nhanh hơn.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý nếu trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp thì mới dùng khách sinh và phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Một việc cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi đó là bổ sung thêm vitamin A cho bé. Trẻ nên được bổ sung 2 liều vitamin A, mỗi liều cách nhau 24 giờ. Liều lượng vitamin A cho trẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi
Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Khi sốt cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Trường hợp bé uống hạ sốt đúng liều nhưng không có dấu hiệu giảm sốt thì đưa trẻ đi khám ngay.
Kiêng gió cho trẻ và không cần kiêng nước. Nên sử dụng nước ấm vệ sinh cho bé để tránh viêm nhiễm.
Thông thường trẻ sẽ bị sốt 3 ngày và nốt sởi lúc này cũng bay dần. Nếu nốt sởi đã bay hết nhưng trẻ vẫn còn sốt thì cho bé đi bệnh viện ngay vì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Không nên để mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng vì lúc này mắt trẻ rất nhạy cảm, có thể ra nhiều gỉ mắt.
Nếu bé có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở thì nên cho con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Điều trị sởi ở trẻ như thế nào?
Hiện tại, chưa có phương pháo điều trị kháng virus đặc hiệu đối với virus sởi. Vì thế, chỉ có thể điều trị hỗ trợ để ngăn chặn biến chứng nặng nề của bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi.
Trong việc chăm sóc trẻ bị sởi, ba mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước và điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước do tiêu chảy và nôn. Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn đa dạng các món ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Hãy chia nhỏ bữa ăn của bé để con ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Sởi ở trẻ có thể được chữa khỏi dễ dàng nếu chăm sóc tốt tại nhà. Bệnh cũng có thể tự hết mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ cần được ăn uống đầy đủ và chăm sóc đúng cách.
Thế nhưng, có một số trường hợp bệnh sởi biến chứng nặng, nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Khi trẻ có những biểu hiện bất thường như: đã hạ sốt nhưng sốt lại, ho nhiều, ho có đờm, sốt cao khó hạ kéo dài liên tục trên 48 giờ, trẻ mệt mỏi, li bì, co giật, thở nhanh, thở gấp, khàn tiếng hoặc mất tiếng, có biểu hiện chói mắt dù không nhìn ánh sáng trực tiếp….
Bệnh sởi ở trẻ tuy dễ khỏi nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm. Ba mẹ hãy cố gắng chăm sóc con thật tốt, quan sát biểu hiện của bé để có thể xử trí kịp thời khi dấu hiệu chuyển nặng.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Sởi là bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây lan nhanh, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Chăm sóc trẻ bị sởi như thế nào để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh cũng như hạn chế lây lan cho người khác là vấn đề rất được quan tâm.
Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ
Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, do virus Paramyxovirus gây nên, với các triệu chứng thường gặp như phát ban, sốt, ho, mắt đỏ, chảy nước mũi… Virus gây sởi lây lan nhanh chóng qua các con đường như:
Tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm bệnh.
Tiếp xúc với những giọt hô hấp nhiễm virus trong không khí, được bắn ra từ nước mũi, nước bọt của người bệnh khi ho, hắt hơi…
Tiếp xúc với vật dụng có chứa virus gây sởi.
Virus gây bệnh sởi sống trong chất nhầy ở mũi, cổ họng trước khi phát ban khoảng 4 ngày. Sau đó, khoảng 4 - 5 ngày sau thì chúng tiếp tục phát triển và gây bệnh. Đây cũng là thời điểm virus dễ lây lan nhất.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc sởi do hệ miễn dịch còn non yếu. Đặc biệt, khi đưa trẻ đi bệnh viện rất dễ lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện nên ba mẹ hãy cân nhắc kỹ, chỉ đưa bé đến bệnh viện khi thật sự cần thiết, nhất là trong thời điểm đang có dịch sởi.
Biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ
Bệnh sởi có thể dễ dàng được chữa khỏi nếu biết cách chăm sóc mà không cần phải đi bệnh viện. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan vì nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sởi sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Tiêu chảy.
Viêm tai giữa - biến chứng thường gặp nhất của bệnh sởi.
Viêm não cấp tính (chiếm khoảng 0,1% ca bệnh) với các biểu hiện như: trẻ lơ mơ, co giật, hôn mê, nôn, cứng gáy…
Viêm loét giác mạc.
Viêm phổi do bội nhiễm.
Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát trong trường hợp suy giảm hệ miễn dịch.
Phân biệt sởi với bệnh sốt phát ban
Sởi dễ nhầm lẫn với các bệnh như sốt phát ban. Phân biệt chúng như sau:
Bệnh Rubella: Rubella hay còn được gọi là bệnh sởi Đức. Khi nhiễm bệnh này, trẻ sẽ có các biểu hiện: sốt nhẹ, ban dát sẩn dạng sởi nhưng nốt ban nhỏ hơn, mọc thưa hơn. Ban mọc cùng lúc, mọc sớm ngay trong 1 - 2 ngày nhiễm bệnh, khi bay không để lại thâm. Trẻ cũng có thể nổi hạch sau tai, chẩm to và đau.
Ban dị ứng: Ban sẩn cục toàn thân, thường gây ngứa.. Thường do dị ứng thức ăn, thời tiết hay dị ứng thuốc gây nên.
Ban do virus khác (virus Adeno, Coxsackie…): Ban sần dạng sởi và mọc toàn thân, không theo thứ tự.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
Trẻ bị sởi có thể được điều trị khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi chuẩn khoa học, ba mẹ có thể tham khảo.
Cách ly trẻ
Ngay khi trẻ có biểu hiện bị sởi, hãy cách ly trẻ ở phòng riêng để tránh nguy cơ lây bệnh cho những đứa trẻ khác và lây cho người thân trong gia đình.
Vệ sinh thân thể và môi trường sống
Hãy chăm sóc răng miệng, mặt, tay chân bé sạch sẽ hằng ngày. Tuy nhiên, cần vệ sinh nhẹ nhàng để tránh lở loét, nhiễm khuẩn. Sử dụng khăn mềm, sạch, dùng khăn mặt riêng và khăn lau người riêng. Lau người cho bé bằng nước ấm và cho bé súc miệng bằng nước muối thường xuyên với trẻ lớn. Mỗi ngày, nhỏ mắt nhỏ mũi cho bé 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý.
Bên cạnh đó, trong thời gian bé bị sởi thì ba mẹ cho con nằm ở phòng riêng, kín gió, phòng ốc sạch sẽ, thoáng. Chăn ga, gối của bé cũng cần được giặt giũ sạch, phơi ở nơi có nắng chiếu trực tiếp. Đồ dùng, đồ chơi của bé cũng nên được vệ sinh thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng
Khi bị sởi, bé thường mệt mỏi nên có thể lười ăn. Vì thế, ba mẹ nên cho con bú nhiều với trẻ nhỏ hoặc chế biến những món ăn dạng lỏng như cháo, súp để con dễ ăn và cũng dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Trong chế độ ăn của trẻ bị sởi, nên ưu tiên những thực phẩm giàu protid và caroten. Bên cạnh đó, tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gia cầm, trứng, hải sản, thịt dê… và các loại rau thơm có tính kích thích cũng như những gia vị cay nóng.
Nên cho trẻ bú nhiều hoặc uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Cho bé uống nước ép trái cây và uống dung dịch oresol trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy hoặc sốt cao.
Sử dụng thuốc
Khi chăm sóc trẻ bị sởi, nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C thì ba mẹ dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp theo cân nặng của trẻ để giúp con hạ sốt. Ngoài ra, cho con mặc thoáng mát, chườm khăn ấm lên trán, nách, bẹn để giúp hạ sốt nhanh hơn.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý nếu trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp thì mới dùng khách sinh và phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Một việc cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi đó là bổ sung thêm vitamin A cho bé. Trẻ nên được bổ sung 2 liều vitamin A, mỗi liều cách nhau 24 giờ. Liều lượng vitamin A cho trẻ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi
Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Khi sốt cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Trường hợp bé uống hạ sốt đúng liều nhưng không có dấu hiệu giảm sốt thì đưa trẻ đi khám ngay.
Kiêng gió cho trẻ và không cần kiêng nước. Nên sử dụng nước ấm vệ sinh cho bé để tránh viêm nhiễm.
Thông thường trẻ sẽ bị sốt 3 ngày và nốt sởi lúc này cũng bay dần. Nếu nốt sởi đã bay hết nhưng trẻ vẫn còn sốt thì cho bé đi bệnh viện ngay vì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Không nên để mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng vì lúc này mắt trẻ rất nhạy cảm, có thể ra nhiều gỉ mắt.
Nếu bé có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở thì nên cho con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Điều trị sởi ở trẻ như thế nào?
Hiện tại, chưa có phương pháo điều trị kháng virus đặc hiệu đối với virus sởi. Vì thế, chỉ có thể điều trị hỗ trợ để ngăn chặn biến chứng nặng nề của bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi.
Trong việc chăm sóc trẻ bị sởi, ba mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước và điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước do tiêu chảy và nôn. Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn đa dạng các món ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Hãy chia nhỏ bữa ăn của bé để con ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Sởi ở trẻ có thể được chữa khỏi dễ dàng nếu chăm sóc tốt tại nhà. Bệnh cũng có thể tự hết mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ cần được ăn uống đầy đủ và chăm sóc đúng cách.
Thế nhưng, có một số trường hợp bệnh sởi biến chứng nặng, nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Khi trẻ có những biểu hiện bất thường như: đã hạ sốt nhưng sốt lại, ho nhiều, ho có đờm, sốt cao khó hạ kéo dài liên tục trên 48 giờ, trẻ mệt mỏi, li bì, co giật, thở nhanh, thở gấp, khàn tiếng hoặc mất tiếng, có biểu hiện chói mắt dù không nhìn ánh sáng trực tiếp….
Bệnh sởi ở trẻ tuy dễ khỏi nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm. Ba mẹ hãy cố gắng chăm sóc con thật tốt, quan sát biểu hiện của bé để có thể xử trí kịp thời khi dấu hiệu chuyển nặng.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/