Bệnh giãn phế quản với tỉ lệ nam giới mắc cao, chiếm 6% bệnh nhân đối với tổng số bệnh lý phổi. Bệnh có xu hướng gia tăng do các yếu tố khách quan: ô nhiễm môi trường, khí hậu thay đổi,…
Định nghĩa của bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản là tình trạng phế quản giãn rộng mà không thể hồi phục lại, tính từ mức 3 đến mức 8. Thành phế quản bị phá hủy, có thể bị giãn phế quản lớn – trong khi phế quản nhỏ bình thường hoặc giãn phế quản nhỏ, nhưng phế quản lớn vẫn bình thường.
Số lượng bệnh nhân mắc giãn phế giản đã giảm nhiều nhờ vào kháng sinh và thuốc miễn dịch cho trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thể nhiễm ở nhiều lứa tuổi, thường mắc ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bệnh nhân nam có xu hướng mắc giãn phế quản nhiều hơn.
Triệu chứng bệnh giãn phế quản
Triệu chứng giãn phế quản chỉ thể hiện ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi nhiều lần. Khi khởi phát, bệnh có tiến triển nhanh và có chiều hướng xấu đi theo thời gian, trở thành bệnh mãn tính.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh giãn phế quản, bệnh nhân cần tới khám và điều trị từ sớm. Các triệu chứng giãn phế quản là:
Ho nhiều, ho có đờm đặc trong thời gian dài.
Phần mủ đờm có màu vàng, xanh, có thể lẫn cả máu.
Khi có bội nhiễm, tình trạng khạc đờm nghiêm trọng hơn.
Không ho, hoặc ho khan đối với bệnh giãn phế quản thể khô.
Có dấu hiệu viêm đa xoang và tiến triển thành hội chứng xoang phế quản (ở một số trường hợp).
Ho ra máu
Triệu chứng giãn phế quản đầu tiên phải kể đến ho. Bệnh nhân có thể xác định bệnh giãn phế quản bằng dấu hiệu ho ra máu.
Là triệu chứng duy nhất của bệnh (tùy trường hợp).
Ho ra máu kéo dài nhiều năm, tái phát nhiều lần.
Mức độ tiến triển: ho ra máu ít, trung bình, ho nhiều, ho ra máu nặng rồi suy hô hấp cấp.
Ngoài ra, triệu chứng ho ra máu cũng là dấu hiệu xác định đối với bệnh nhân ung thư phổi. Do vậy, cần xem xét đến các triệu chứng khác để xác định về bệnh.
Khó thở, thở rít
Bệnh nhân khi bị suy hô hấp rất khó khăn để hít thở. Từ đó, bệnh nhân có thể bị thở rít khi tổn thương lan tỏa tới hai lá phổi. Triệu chứng này xuất hiện khá muộn, nên bệnh nhân cần cẩn trọng khi có dấu hiệu này.
Sốt
Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp dưới, bệnh nhân bị sốt cao. Khi này, cổ họng có tình trạng ngứa, xuất hiệm đờm đặc có màu vàng, màu xanh.
Đau tức ngực
Bệnh nhân khi có bệnh lý ở phổi thường bị đau tức ngực. Đây có thể là dấu hiệu khi phổi bị viêm nhiễm nặng.
Đối với bệnh giãn phế quản, tổn thương xuất hiện ở gần màng phổi hoặc túi phế quản.
Các triệu chứng giãn phế quản có thể xuất hiện nhiều năm mà bệnh nhân không phát hiện ra. Do vậy bệnh trở nặng dần theo thời gian, hoặc sớm hơn trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp.
Nguyên nhân giãn phế quản
Bệnh nhân bị giãn phế quản do các tổn thương đã phá hủy cấu trúc sụn của thành phế quản, cơ sợi chun giãn phế quản. Phần kết cấu thành phế quản được thay thế bằng tổ chức xơ.
Vỏ ngoài phế quản bị giãn: do sự phát triển của tuần hoàn động mạch phế quản khiến nhiều chỗ bị phình to ra. Nghiêm trọng nhất là các chỗ nối động mạch phổi và động mạch phế quản.
Phần phế quản không bị giãn: bị viêm mạn tính lan tỏa. Niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm bởi các nang dạng lympho.
Bệnh giãn phế quản có thể tiến triển ở một bên phổi, hoặc cả hai bên, thường gặp nhất ở thùy dưới.
Với các nguyên nhân kể trên, bệnh nhân giãn phế quản đã gặp nhiều khó chịu, đau đớn và bất tiện trong cuộc sống.
Giãn phế quản có nguy hiểm không?
Người bệnh mắc giãn phế quản khi không được điều trị sớm, hoặc không phòng bệnh tốt thường gặp nhiều biến chứng.
Ở các bệnh nhân được điều trị sớm, phần phế quản bị giãn chỉ tồn tại một thời gian ngắn, rồi khỏi hẳn. Nhưng đối với bệnh nhân điều trị muộn hoặc không đúng phác đồ, ổ giãn phế quản có nguy cơ lan rộng.
Nếu như ổ giãn phế quản đã bị lan rộng thì bệnh nhân có thể bị áp-xe phổi, xơ phổi, mủ phế quản, mủ màng phổi, khí phế thũng. Trường hợp xấu dẫn tới suy hô hấp, khó thở trầm trọng, ảnh hưởng tới chức năng tim, bị suy tim.
Phổi mưng mủ: dịch ứ đọng tại vị trí ổ giãn gây viêm nhiễm, áp-xe hóa
Ho ra máu: de dọa tới sức khỏe, tính mạng đối với cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt, gầy yếu
Suy tim, suy hô hấp, thoái hoá dạng tinh bột ở gan thận
Vậy, bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không? – Câu trả lời là rất nguy hiểm, nếu bệnh nhân không được điều trị sớm.
Chẩn đoán giãn phế quản
Chẩn đoán lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh giãn phế quản được xác định theo mức độ lan rộng, nặng nhẹ, biến chứng và thời gian mắc bệnh. Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân không giống nhau, tùy thuộc vào phân loại bệnh, thời gian mắc bệnh, mức độ và biến chứng bệnh.
Khi sử dụng ống nghe, có thể thấy ran ẩm, ran nổ ở vị trí một bên phổi, hoặc cả hai bên đáy phổi - tùy tình trạng. Dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm giãn phế quản lan tỏa hoặc ở thể ướt.
Giãn phế quản thể ướt
Bệnh nhân bị sốt kéo dài, hay tái đi tái lại
Sụt cân, mệt mỏi, không có sức lực
Ho nhiều, khạc đờm nhiều với số lượng lên tới 300ml/24giờ
Đờm khạc ra khi lắng ở cốc có 3 lớp: bọt – nhầy – mủ
Ho ra máu: phổ biến ở người lớn, ít hơn ở trẻ em
Các triệu chứng trên đây thường âm thầm, nhưng lại biểu hiện rõ ràng hơn khi bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp. Triệu chứng nặng dần theo thời gian là dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện bệnh đang trở nặng.
Giãn phế quản thể khô
Ít khi sốt, không bị sút cân
Ho ra máu tái diễn nhiều lần
Ít khi khạc ra đờm
Khó thở, đau ngực khi thở (đối với giai đoạn cuối)
Chẩn đoán cận lâm sàng
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ tiến triển bệnh giãn phế quản để quyết định hướng điều trị thích hợp nhất.
Chụp X-quang
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Nội soi phế quản
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm chức năng hô hấp
Xét nghiệm vi khuẩn đờm hoặc dịch rửa phế quản
Phương hướng điều trị giãn phế quản
Giãn phế quản là dạng tổn thương không thể hồi phục nếu bệnh đã tiến triển nặng. Việc điều trị giúp bệnh nhân giảm khó chịu khi gặp các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng bệnh. Bệnh nhân sẽ không bị tái đi tái lại tình trạng nhiễm trùng và có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dẫn lưu đờm mủ phế quản: người bệnh khạc đờm đúng cách, kết hợp với vỗ rung long đờm (với tư thế phù hợp).
Sử dụng kháng sinh điều trị: bác sĩ kê thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm.
Điều trị triệu chứng: tùy vào các triệu chứng mà bác sĩ sử dụng thuốc cho phù hợp.
Ngăn ngừa ho ra máu: chỉ định mức điều trị phù hợp khi bệnh nhân ho ra máu ít, trung bình, ho nhiều hoặc ho nghiêm trọng.
Điều trị ngoại khoa: can thiệp trong các trường hợp khi ho ra máu nghiêm trọng, không dứt cơn,…
Cách phòng bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản có thể lây lan tới người khác. Phòng ngừa bệnh và điều trị từ sớm giúp đẩy lùi các nguy cơ bội nhiễm nghiêm trọng.
Biện pháp phòng bệnh giãn phế quản là:
Tiêm chủng định kỳ với bệnh cúm, phế cầu.
Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, răng miệng.
Chú ý điều trị bệnh lao, hô hấp cho trẻ em.
Đề phòng và can thiệp sớm khi mắc dị vật tại phế quản.
Không hút thuốc lá, tránh những nơi có nhiều khói bụi, khí độc.
Điều trị kịp thời đối với các bệnh lý có nguy cơ gây hại cho tai, mũi, họng, răng miệng và các bệnh hô hấp có khả năng truyền nhiễm.
Tăng cường sức đề kháng thông qua tập luyện, ăn uống, sống lành mạnh.
Bệnh giãn phế quản cần được phát hiện và điều trị từ sớm. Bệnh nhân không nên chủ quan, tránh để bệnh diễn tiến nặng gây nhiều biến chứng.
Đăng ký khám Hô hấp với chuyên gia tại đây:
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác: