Giảm đau ung thư: Các phương pháp, ưu nhược điểm và cách thực hiện

Giảm đau ung thư: Các phương pháp, ưu nhược điểm và cách thực hiện

05-03-2024
Sống khỏe

Cơn đau ung thư xuất hiện khi khối u xâm lấn vào các mô lân cận, và tới các vị trí xa hơn: tạng, xương, thần kinh, đặc biệt trong ung thư vú, phổi, thận, tiền liệt tuyến, hắc tố,... Việc điều trị giảm đau ung thư là điều cần thiết và quan trọng, bởi chúng là tiền đề giúp bệnh nhân có thêm sức mạnh, tinh thần lạc quan để tiếp tục các phương án điều trị ung thư khác.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau ung thư

Nguyên nhân đau do ung thư

Giảm đau ung thư được tiến hành dựa trên các nguyên nhân gây đau ung thư. Từ việc xác định rõ nguồn gốc cơn đau, bác sĩ có cơ sở xây dựng nên phương án phong bế cơn đau ung thư giai đoạn cuối phù hợp nhất.

Cơn đau ung thư có thể xảy đến do khối u tạo áp lực lên các mô lân cận. Chúng gây đau bằng cách nghiền nát hoặc xâm nhập vào các mô lành.

Ở một số trường hợp, cơn đau ung thư xảy đến khi khối u có kích thích hóa học đối với các đầu dây thần kinh truyền tín hiệu đau chuyên biệt (cơ quan thụ cảm đau) hoặc do tổn thương ảnh hưởng đến chính các sợi thần kinh (đau thần kinh). Điều này làm giải phóng các hóa chất gây đau - khiến cơ quan cảm nhận đau phản ứng với các kích thích thường không gây đau.

Di chứng để lại của các phương pháp điều trị cũng là 1 trong những nguyên nhân gây đau như xơ hóa sau xạ trị, suy giảm miễn dịch sau điều trị hóa chất tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý tái phát gây đau…

giảm đau ung thư Khối u ung thư quái ác chèn lên cơ quan lân cận của một người bệnh

Phân loại đau ở người bệnh ung thư

Dưới đây là phân loại đau trong cơn đau ung thư:

  • Đau thực thể: xảy đến do khối u chèn ép hoặc xâm lấn đến các cơ quan lân cận tại nơi hoặc chỗ nó di căn đến. Chính sự chèn ép này đã tạo áp lực khiến các thụ cảm thể gây đau, gây viêm, giải tỏa cảm giác (đau xảy ra liên tục và mạnh hơn).
  • Đau nội tạng: do cơn đau từ khối u di căn nội tạng lan tỏa tới hệ thần kinh thực vật. Đây là nguyên nhân gây nên các cơn đau nội tạng, trừ trường hợp khối u tác động lên các cấu trúc ống, hoặc các tổ chức lân cận của cơ quan đó. 
  • Đau do thần kinh: từ việc khối u não chèn ép hệ thần kinh trung ương. Riêng với thần kinh ngoại vi thì các cơn đau ung thư xảy ra cả khi khối u xâm nhập, chèn ép; cả khi gặp tác dụng phụ khi người bệnh hóa - xạ trị.

Triệu chứng đau do bệnh ung thư

Ung thư có thể gây ra các biểu hiệu, triệu chứng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào vị trí, kích thước hoặc mức độ di căn khối u tới các cơ quan trong cơ thể. Thông thường, người bệnh có thể gặp các cơn đau ở giai đoạn 3 trở đi, hoặc sớm hơn ( cuối giai đoạn 2). Tỷ lệ đau do ung thư có thể tăng lên 90%  đối với những người bệnh bị ung thư giai đoạn cuối.

Các triệu chứng đau trong ung thư của mỗi người đều khác nhau. Bởi vì mức độ cơn đau còn phụ thuộc vào loại ung thư, tiến triển bệnh, ngưỡng chịu đau của từng người. 

Sự mô tả của người bệnh là cách đo lường tốt nhất của các cơn đau ung thư. Người bệnh nên ước lượng độ đau trên thang điểm từ 0 - 10 (ví dụ: 0 tức là không có cơn dau, 10 là đau đớn khủng khiếp không thể chịu nổi). Đây là tiền đề quan trọng để bác sĩ tiến hành quá trình điều trị giảm đau ung thư.

Vai trò của việc điều trị giảm đau ung thư

Giảm đau ung thư là phương pháp giúp người bệnh ung thư đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn trong những ngày tháng cuối cùng. Bởi vì đau do ung thư là một triệu chứng quan trọng, cần được quan tâm và điều trị kịp thời.

  • Tạo thuận lợi trong điều trị: giúp người bệnh nâng cao thể trạng, giúp đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị khác.
  • Nâng cao chất lượng sinh hoạt: giúp bệnh nhân ăn được, ngủ được,... Cơ thể người bệnh cũng vì thế mà bớt mệt mỏi, suy kiệt.
  • Giảm gánh nặng tâm lý: khi bớt đau, người bệnh sẽ có tâm trạng thoải mái hơn. Người thân cũng vì thế mà cởi bỏ được các suy nghĩ buồn rầu, bi quan,...

Phương pháp giảm đau ung thư mang ý nghĩa nhân văn cao cả giúp người bệnh thêm lạc quan và có động lực chiến đấu với bệnh. Bên cạnh đó cũng làm giảm áp lực tâm lý với người nhà người bệnh khi thường xuyên phải chứng kiến những cơn đau “hành hạ” người thân của mình mà không có phương pháp để chống đỡ lại. 

giảm đau ung thư Giảm đau ung thư giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống

Các phương pháp giúp giảm đau ung thư

Đánh giá giảm đau ở người bệnh ung thư

Khi áp dụng cách giảm đau cho người bệnh ung thư, cần phải đánh giá chính xác về tình trạng cơn đau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra: có khoảng 79% bệnh nhân thấy đau ngay từ khi chẩn đoán được bệnh, và có hơn 90% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thấy đau ở mức trung bình và nặng.

Các lí do khiến cho việc giảm đau ung thư không đạt hiệu quả:

  • Bác sĩ không đánh giá đúng về mức độ đau đớn của người bệnh.
  • Bác sĩ có nghi ngờ về thông báo mức độ đau mà người bệnh trải qua.
  • Bệnh nhân nghi ngại về việc sử dụng thuốc giảm đau nên thông báo không đúng về cơn đau. 

Đánh giá giảm đau là điều kiện tiên quyết giúp quá trình giảm đau ung thư đạt hiệu quả. Do vậy, người bệnh nên chú ý tới điều này để được điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp giảm đau ung thư cho người bệnh

Để tiến hành giảm đau ung thư, các bác sĩ cần tiến hành các bước cần thiết để xác định cơn đau. Từ đó, chỉ định phương pháp giảm đau phù hợp với người bệnh.

1. Điều trị nguồn gốc cơn đau

Điều trị nguồn gốc cơn đau bao gồm các phương pháp như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị... Đây là các phương pháp phổ biến được dùng để tiêu diệt, thu nhỏ hoặc kiểm soát khối u ung thư. Đối với những người bệnh giai đoạn cuối, thì việc sử dụng các phương pháp này giúp thu nhỏ khối u, giảm đau, giảm khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tác động vào khối u làm ngăn chặn sự di căn của tế bào là phương pháp cần thiết để điều trị giảm đau ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đem lại nhiều tác dụng phụ tới cơ thể. Cụ thể là:

  • Phẫu thuật: gây đau ở phần vết thương đã phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp vấn đề với các chấn thương thần kinh sau cuộc phẫu thuật. Trong các trường hợp, người bệnh vẫn có thể cảm thấy đau ảo như thể bộ phận bị cắt bỏ vẫn còn. (ví dụ: phẫu thuật loại bỏ vú nhưng vẫn thấy đau vú).
  • Xạ trị: gây đỏ, gây nóng rát tại da. Phương pháp giảm đau ung thư này còn có thể gây tiêu chảy, lở miệng, mệt mỏi, mất sức,...
  • Hóa trị: gây hại tới cơ thể như buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, tê bì tay chân,... Một số người có thể bị nhiễm trùng sau khi hóa trị khối u.

2. Thay đổi cảm giác đau

Cảm giác đau đớn của người ung thư giai đoạn cuối có thể giảm bớt bằng thuốc. Đây cũng là phương pháp giảm đau ung thư phổ biển khi thay đổi cách cảm nhận về cơn đau của người bệnh.

Các loại thuốc giảm đau được kê cho người bệnh là: thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc opioid yếu và thuốc opioid mạnh. Người bệnh có thể thực hiện giảm đau ung thư thông qua đường uống, tiêm hoặc dán,... tùy chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại khác như: steroid, thuốc chống trầm cảm, chống động kinh,...

Khi sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ thường thấy: táo bón, buồn nôn, mệt mỏi,... Một số cơ quan trong cơ thể cũng vì thế mà bị ảnh hưởng ít nhiều: tăng huyết áp. chảy máu đường ruột, gây hại cơ quan nội tạng,...

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị nghiện (đối với các loại thuốc giảm đau có morphin) nếu như sử dụng thuốc quá nhiều. Tình trạng lờn thuốc giảm đau cũng là một tác dụng phụ, khiến cho việc giảm đau ung thư chưa hiệu quả. Trong trường hợp này, người bệnh nên xin chỉ định từ bác sĩ để tăng thêm liều thuốc, giúp việc kiểm soát cơn đau ung thư hiệu quả hơn.

3. Can thiệp vào não làm giảm tín hiệu đau

Phương pháp giảm đau ung thư bằng can thiệp điện quang cũng được sử dụng nhiều để ngăn chặn các cơn đau. Phương pháp này cho hiệu quả can thiệp trực tiếp đến não, giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau ung thư khá tốt.

Người bệnh sẽ được tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào dây thần kinh, hoặc đám rối chi phối cảm giác đau. Phương pháp này cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng trong thời gian dài mà không cần thực hiện thêm những can thiệp lớn khác.

Phương pháp giảm đau ung thư này có cách ứng dụng đa dạng, phù hợp với đa số các khối u di căn. Với các ưu điểm: không gây mê, không tốn thời gian, không xâm lấn,... lại cho hiệu quả nhanh, giảm đau lâu hơn; thì đây là phương pháp giảm đau ung thư được khuyến nghị dành cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Phương pháp can thiệp cần được thực hiện chính xác với sự hỗ trợ với các máy móc chuyên dụng hiện đại cùng với bác sĩ giàu kinh nghiệm. Do vậy không phải, cơ sở y tế nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu để thực hiện phương án giảm đau này.

Địa chỉ thực hiện giảm đau ung thư uy tín

Khi lựa chọn địa chỉ giảm đau ung thư uy tín, bệnh nhân nên xem xét tới các tiêu chí như sau: đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại,..

Bệnh viện Hồng Ngọc nằm trong số ít các cơ sở y tế đáp ứng đầy đủ tiêu chí thực hiện hiệu quả tất cả các phương pháp giảm đau ung thư.

  • Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu: tiêu biểu với TS. BS. Trịnh Tú Tâm với hơn 15 năm kinh nghiệm giảm đau trên hầu hết các bệnh ung thư. Ngoài ra, bác sĩ Tâm còn thành tạo các kỹ thuật giảm đau ứng dụng điện quang can thiệp khó như tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch đám rối thân tạng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính, phong bế hạch sao, phong bế đám rối cổ nông…
  • Sở hữu trang thiết bị hiện đại giúp tầm soát, điều trị cho các bệnh nhân ung thư: siêu âm, cắt lớp vi tính, màn tăng sáng, công nghệ chụp mạch số hóa xóa nền DSA Hà Lan,...
  • Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng cao: trải nghiệm cảm giác khám bệnh, điều trị không chờ đợi trong không gian sang trọng, khang trang.
  • Khám & tư vấn 1:1 riêng tư: người bệnh được khám chuyên sâu cùng bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo cho việc chẩn đoán bệnh chính xác, với sự bảo mật thông tin tuyệt đối.

Giảm đau ung thư là phương pháp điều trị giảm nhẹ nỗi đau cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Phương pháp này mang giá trị nhân đạo lớn, có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh trong những ngày tháng cận kề cửa tử. Do vậy, người bệnh nên thực hiện giảm đau ung thư sớm, theo chỉ dẫn của bác sĩ để nâng cao chất lượng cuộc sống trong những năm tháng cuối.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay