Gây tê ngoài màng cứng - Phương pháp để mẹ "Đẻ không đau"

Gây tê ngoài màng cứng - Phương pháp để mẹ "Đẻ không đau"

05-09-2023
Sống khỏe

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ hiệu quả nhất hiện nay được áp dụng cho các sản phụ sinh thường tại BV Hồng Ngọc.

Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp được dùng để giảm đau trong chuyển dạ gây ra bởi sự co và giãn cổ tử cung. Vào tuần thứ 34 - 36 của thai kỳ, nếu có nhu cầu gây tê ngoài màng cứng, thai phụ sẽ được khám với bác sĩ gây mê để đánh giá khả năng sử dụng thuốc. Trong quá trình khám, các bác sĩ cũng giải thích cho mẹ gây tê ngoài màng cứng là gì và các tác dụng phụ của nó.

Gây tê ngoài màng cứng trong sinh thường được thực hiện bởi bác sĩ gây mê.

Gây tê ngoài màng cứng có hết đau hoàn toàn không?

Gây tê ngoài màng cứng Phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ "đẻ không đau"

Gây tê ngoài màng cứng khiến tình trạng đau do cơn co tử cung giảm nhiều và dễ chịu hơn, bắt đầu có tác dụng sau khi gây tê khoảng 10 phút và kéo dài đến khi bạn sinh xong (bao gồm cả lúc khâu tầng sinh môn).

Có khoảng 1 trong 20 sản phụ, có thể chỉ giảm đau được 1 bên hoặc ít giảm đau... Lúc này, bác sĩ gây mê sẽ thực hiện một thủ thuật nào đó (như nằm nghiêng, thêm thuốc tê, thậm chí gây tê lại) để đảm bảo hiệu quả giảm đau tốt hơn.

Cho dù ban đầu thuốc gây tê hoạt động tốt thì đến cuối cuộc chuyển dạ mẹ vẫn có cảm giác đau tức lên vùng hậu môn, âm đạo và đó là động lực để rặn đầy em bé ra ngoài.

Các bước gây tê ngoài màng cứng

Có khoảng 70% sản phụ cảm thấy đau dữ dội khi chuyển dạ, thậm chí là không thể chịu đựng nổi. Việc gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ vẫn cảm nhận được những cử động của em bé nhưng ít thấy đau để có sức bền khi chuyển dạ. 

Quy trình gây tê ngoài màng cứng được thực hiện với 5 bước:

Gây tê ngoài màng cứng Quy trình gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ "đẻ không đau"

Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng phụ gì không?

Những tác dụng không mong muốn có thể gặp trong thời gian gây tê:

  • Tê bì nặng chân: Rất thường gặp và hết sau khi dừng thuốc.

  • Chóng mặt buồn nôn: Thoáng qua và dễ dàng điều trị.

  • Run, lạnh, ngứa: Sẽ tự hết

Các biểu hiện khác có thể có sau sinh:

  • Có khoảng 1% sản phụ có thể đau đầu sau gây tê. Đau đầu xuất hiện khi bạn ngồi, đứng dậy, mất đi khi nằm. Thường đau nhẹ tồn tại dưới 7 ngày và tự hết. Nếu quá khó chịu, bác sĩ gây mê sẽ lên kế hoạch điều trị cho bạn.

  • Đau tại vị trí gây tê sẽ tự hết sau một vài ngày. GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU LƯNG LÂU DÀI SAU SINH.

  • Tê bì hoặc mất cảm giác vùng nào đó ở chân: không phổ biến và hầu như tự hồi phục sau vài tuần. Ở những sản phụ không gây tê NMC khi sinh con cũng có thể mắc những vấn đề này.

Gây tê ngoài màng cứng Tác dụng phụ có thể gặp phải khi gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến em bé không?

Gây tê ngoài màng cứng an toàn với trẻ sơ sinh. 

Bạn sẽ được gây tê giảm đau khi nào?

Bác sĩ sẽ bắt đầu gây tê cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ, khi yêu cầu được giảm đau và thông thường là khi cổ tử cung mở từ 3cm.

Trước khi gây tê, bác sĩ gây mê sẽ xem xét lại một lần nữa nếu  bạn có hay không các chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng.

Sản phụ nào không thể được gây tê ngoài màng cứng?

Bạn có thể không được gây tê ngoài màng cứng nếu như:

  • Khi bạn không có nhu cầu giảm đau.

  • Khi bạn đến phòng sinh quá muộn và không đủ thời gian để thuốc tê có tác dụng giảm đau vì bạn sẽ sinh sau vài phút.

  • Dị ứng thuốc tê

  • Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông.

  • Có biến dạng, dị tật cột sống. từng phẫu thuật tại cột sống hay có nhiễm trùng vùng lưng gây tê.

Gây tê ngoài màng cứng Những trường hợp chống chỉ định với phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Trên đây là những thông tin về phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Nếu có thắc mắc gì thêm, hãy yêu cầu gặp bác sĩ gây mê để được giải thích chi tiết.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói

Hotline: 0919 645 271 - 0918 750 845

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay