Một số lưu ý khi dùng thuốc ở người cao tuổi

Một số lưu ý khi dùng thuốc ở người cao tuổi

15-11-2013
Sống khỏe

Người cao tuổi (được xem là 60 tuổi trở lên) chiếm một tỷ lệ không lớn lắm trong dân số (12%) nhưng lượng thuốc sử dụng cho đối tượng này lại không nhỏ (50% thuốc nói chung, trong đó được bác sĩ chỉ định 1/3 lượng thuốc thuộc loại kê đơn).

Đặc biệt, tỷ lệ tai biến gây ra do thuốc lại thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn so với các lứa tuổi khác dưới 60. Ở Mỹ, 1 trong 6 người cao tuổi dùng thuốc thường có sai lầm dẫn đến bị phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reactions, viết tắt ADR) gây rối loạn thể chất và tâm thần, thậm chí bị tử vong. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi do ADR của thuốc (rất dễ tưởng lầm là do bệnh): bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng thần kinh ngoại tháp (extrapyramidal syndrome), rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ…

Nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ ADR ở người cao tuổi khi dùng thuốc

- Người cao tuổi thường hay đau ốm, không phải một mà là bị nhiều bệnh cùng một lúc, do đó thường phải dùng nhiều thuốc hơn người trẻ tuổi. Một số nghiên cứu ở các nước tiên tiến cho thấy người trên 65 tuổi hàng ngày được kê đơn dùng trung bình 5 - 6 thuốc, và vì thế dễ bị tương tác thuốc dẫn đến ADR.

- Người cao tuổi có thể đi khám ở hai bác sĩ trong thời gian rất ngắn và bác sĩ thứ hai không biết bác sĩ trước đã chỉ định dùng những thuốc gì để khuyên ngưng dùng tránh tương tác với thuốc mới.

- Do mắc nhiều bệnh, không chỉ bệnh cấp tính mà bị bệnh gọi là mạn tính mà các bệnh này nhiều khi lại đòi hỏi sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, khoảng cách an toàn trong điều trị hẹp, dễ gây ADR.

Người cao tuổi thường hay đau ốm do đó thường phải dùng nhiều thuốc hơn người trẻ tuổi

- Người cao tuổi quá lo lắng về sức khoẻ của mình muốn mau hết bệnh nên thường dùng thêm thuốc ngoài thuốc đã được chỉ định hoặc có người không đau ốm gì vẫn dùng thuốc gọi là để “đề phòng”. Thậm chí không tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, hoặc tăng liều thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc, đưa đến bị quá liều gây ngộ độc.

- Ngược lại, có người cao tuổi lại sợ dùng thuốc do nghĩ là thuốc luôn gây hại. Có người tự ý giảm liều, có người giảm số lần dùng thuốc trong ngày (như thay vì uống 3 - 4 lần thì chỉ uống 1 - 2 lần/ngày), có người ngưng bỏ thuốc giữa chừng.

Một số nghiên cứu cho thấy có đến 40% số người cao tuổi ngưng dùng thuốc sớm, do có sự khó khăn khi phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày hay phối hợp quá nhiều thuốc. Sự ngưng dùng thuốc sớm có thể đưa đến tai biến do ngưng dùng thuốc (ADWEs: Adverse Drug Withdrawal Events). Như đột ngột ngưng dùng thuốc hạ huyết áp có thể làm huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm.

- Ở người lớn tuổi do trí tuệ giảm sút, thường hay nhầm lẫn trong sử dụng thuốc, đặc biệt về liều lượng và số lần dùng thuốc. Trong trường hợp này, cần có người thân trẻ tuổi theo dõi sát việc dùng thuốc, không để người cao tuổi tự mình dùng thuốc.

- Do quá trình tích tuổi ảnh hưởng đến dược động học của thuốc (tức là ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) cũng như ảnh hưởng đến tính chất dược lực học của thuốc đối với cơ thể, đưa đến những phản ứng rất bất ngờ và không có lợi.

Các nguyên tắc dùng thuốc ở người cao tuổi

Để dùng thuốc ở người cao tuổi hiệu quả và an toàn, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Cần biết tiền sử dùng thuốc người cao tuổi khi khám bệnh (nên hỏi kỹ họ đã dùng thuốc gì, kể cả có dùng dược thảo, thực phẩm chức năng hay không).

- Bác sĩ chỉ chỉ định dùng thuốc khi thật cần thiết và sau khi chẩn đoán chính xác.

- Ở người cao tuổi nên bắt đầu bằng liều dùng thấp nhất có hiệu lực, và nên kéo dài nhịp dùng thuốc trong ngày thích hợp (như đối với người trẻ tuổi dùng 3 lần/ngày thì đối với người cao tuổi có thể dùng 2 lần/ngày).

Một số lưu ý khi dùng thuốc ở người cao tuổi Bác sĩ chỉ chỉ định dùng thuốc khi thật cần thiết

- Lưu ý các điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ dùng thuốc (chọn dạng thuốc thích hợp là thuốc lỏng nếu có như dung dịch uống, hay thuốc dùng ít lần trong ngày là thuốc dạng phóng thích thuốc kéo dài uống 1 lần/ngày…).

- Hướng dẫn kỹ các chỉ dẫn dùng thuốc một cách rõ ràng và bảo đảm sự tuân thủ điều trị bằng lời lẽ thiện cảm thuyết phục cũng như dành thời gian lắng nghe tâm tư của người cao tuổi.

- Theo dõi sát trong thời gian dài sự đáp ứng đối với tác dụng của thuốc ở người cao tuổi. Không thể suy diễn kinh nghiệm dùng thuốc ở người trẻ tuổi cho người cao tuổi. Ngưng dùng thuốc nếu lợi ích không rõ hoặc bị ADR.

- Thật thận trọng khi cho dùng thuốc mới.

- Lưu ý các thuốc tránh dùng cho người cao tuổi nói chung và người cao tuổi đang mắc một bệnh lý nào đó.

Lưu ý các thuốc tránh dùng cho người cao tuổi đang mắc phải một bệnh lý:

- Khi dùng thuốc ở người cao tuổi, không dùng dạng thuốc sủi bọt đối với người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim (dạng thuốc sủi bọt luôn chứa natri sẽ làm tăng huyết áp).

- Tránh dùng thuốc chẹn bêta đối với người bị hen suyễn, COPD, đái tháo đường (chẹn bêta che mất triệu chứng tụt đường huyết ở người đang dùng thuốc trị đái tháo đường), bệnh lý mạch máu ngoại biên (peripheral vascular disease).

- Tránh dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm đối với người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay bị táo bón (vì thuốc làm bí tiểu tiện hay táo bón nặng thêm).

- Tránh dùng thuốc glucocorticoid đối với người bị đái tháo đường (vì glucocorticoid làm tăng đường huyết).

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay