Doanh nhân nguy cơ cao mắc bệnh tâm lý trong kỷ nguyên số

Doanh nhân nguy cơ cao mắc bệnh tâm lý trong kỷ nguyên số

23-05-2025

Có một số ngành nghề nhất định có tỷ lệ trầm cảm cao hơn mặt bằng chung những ngành nghề khác. Và doanh nhân là một trong các ngành nghề có nguy cơ cao đối với loại bệnh này.

Doanh nhân nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn doanh nhân nam

Nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ trầm cảm ở doanh nhân dao động từ (30-32%), tương đương hoặc cao hơn so với các nhóm nghề khác như nhân viên y tế (25-30%), IT/công nghệ (28-32%), hay là nghệ sĩ, những người làm công việc sáng tạo (30-40%).

“Tuy nhiên, số liệu này còn có thể thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khu vực nghiên cứu và đặc điểm của từng nhóm đối tượng” – ThS. BSNT. Đỗ Trọng Thiện, Khoa Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần - BV Đa khoa Hồng Ngọc - Phúc Trường Minh  nhận định.

Nguyên nhân là do nhóm doanh nhân thường gặp nhiều áp lực liên tục về tài chính, thiếu giới hạn rõ ràng về công việc và cuộc sống cá nhân, thường xuyên làm việc quá giờ trong thời gian dài. Ngoài ra, các doanh nhân thường có cảm giác cô đơn trong vai trò lãnh đạo, ít có cơ hội chia sẻ và phải gánh trách nhiệm lớn trong môi trường kinh doanh biến động và áp lực liên tục… Chính vì vậy, các doanh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh tâm lý.

Trong đó, nữ doanh nhân có thể có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn nam doanh nhân. Bởi nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra, tỉ lệ trầm cảm ở nhóm nữ doanh nhân dao động khoảng 30 - 37%, trong khi đó tỉ lệ ở nam doanh nhân chỉ trong mức 20 - 30%. Tuy số liệu có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố về địa lý, phương pháp khảo sát,... nhưng xu hướng chung đều cho thấy: Phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh phải chịu áp lực tinh thần lớn hơn nam.

Nguyên nhân được bác sĩ đưa ra là do nữ doanh nhân vừa phải đảm đương vai trò kinh doanh, vừa phải chăm lo cho gia đình và con cái. Sự kết hợp giữa áp lực công việc và trách nhiệm gia đình khiến họ dễ rơi vào trạng thái kiệt sức và căng thẳng kéo dài.

Nữ doanh nhân có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nam doanh nhân

Bên cạnh đó, nữ doanh nhân thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, các cơ hội phát triển, và đôi khi không được công nhận đúng mức về năng lực chuyên môn. Điều này dễ dẫn đến cảm giác mất tự tin, cô lập, và làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Một trong những yếu tố khác phải kể đến chính là sự nội tâm hóa cảm xúc của phụ nữ. Họ ít khi biểu lộ rõ sự mệt mỏi và áp lực ra bên ngoài, dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý theo thời gian.

Các thách thức đối với sức khỏe tinh thần trong kỷ nguyên số

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên số với tốc độ thay đổi chóng mặt, và điều đó thực sự đặt ra nhiều áp lực tiềm ẩn đối với sức khỏe tinh thần, đặc biệt là với các doanh nhân. Một số thách thức lớn mà bác sĩ Thiện đưa ra đối với các doanh nhân bao gồm:

ThS. BSNT Đỗ Trọng Thiện chuyên điều trị bệnh tâm lý cho trẻ em và người lớn

  • Thứ nhất, là việc thiếu ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Email, tin nhắn, cuộc gọi công việc liên tục ngày và đêm – khiến doanh nhân luôn trong trạng thái phải "sẵn sàng". Việc không thể ngắt kết nối để nghỉ ngơi lâu dài dễ dẫn đến kiệt sức và rối loạn thói quen sinh hoạt.

  • Thứ hai là nhịp độ thay đổi quá nhanh. Công nghệ, thị trường, hành vi tiêu dùng liên tục biến động, đòi hỏi doanh nhân phải không ngừng học hỏi, thích ứng và ra quyết định nhanh chóng. Áp lực này tạo ra căng thẳng tâm lý triền miên, khiến họ lúc nào cũng trong trạng thái "chạy đua" với thời gian.

  • Thứ ba là sự cô lập xã hội. Khi công việc chiếm trọn phần lớn quỹ thời gian, doanh nhân dễ mất đi những tương tác xã hội có chất lượng với gia đình, bạn bè. Sự thiếu kết nối này lâu dài sẽ dẫn đến cảm giác cô đơn, đôi khi rất khó gọi tên.

  • Thứ tư là cảm giác mất kiểm soát trước sự phát triển của công nghệ. Trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa… đang thay đổi cục diện kinh doanh, khiến nhiều doanh nhân lo ngại bị tụt lại phía sau hoặc đánh mất lợi thế cạnh tranh. Đây là nguồn gốc sâu xa của cảm giác bất an và mất phương hướng.

  • Cuối cùng, là tình trạng quá tải thông tin. Dòng chảy liên tục của tin tức, mạng xã hội, diễn đàn, email... dễ khiến họ bị phân tán, mất tập trung, và về lâu dài làm suy giảm hiệu suất cũng như sức khỏe tinh thần.

Vì vậy, trong kỷ nguyên số, việc chủ động chăm sóc sức khỏe tinh thần không còn là lựa chọn, mà nên được xem như một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi doanh nhân.

Cần chủ động bảo vệ sức khỏe tinh thần

Trong bối cảnh chuyển đổi số và áp lực công việc ngày càng gia tăng, bác sĩ Thiện cho rằng, doanh nhân cần chủ động bảo vệ sức khỏe tinh thần với các giải pháp cụ thể để duy trì sự cân bằng tinh thần và sức khỏe tâm lý trong kỷ nguyên số. Cụ thể:

  • Thứ nhất, thiết lập những giới hạn rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Ví dụ, doanh nhân nên hạn chế nhận thông báo từ email hay tin nhắn công việc ngoài giờ làm. Cần có khung giờ cố định trong ngày để kiểm tra và phản hồi công việc, tránh tình trạng làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Ngoài ra, việc xây dựng đội ngũ tin cậy để phân chia công việc, ủy quyền và chia sẻ trách nhiệm cũng rất cần thiết để giảm tải áp lực cá nhân.

  • Thứ hai, chăm sóc sức khỏe thể chất. Thể chất và tinh thần luôn liên kết chặt chẽ với nhau. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh – bao gồm tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, ăn uống cân bằng – sẽ giúp tăng khả năng chống chịu với căng thẳng và lo âu.

  • Thứ ba, duy trì những thói quen thư giãn và làm mới bản thân. Các kỹ thuật như thở sâu, thiền định, thực hành chánh niệm (mindfulness) có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, giảm stress hiệu quả. Bên cạnh đó, những hoạt động mang tính giải trí như du lịch, xem phim, tham gia hòa nhạc, đi bộ ngoài trời, vẽ tranh hay viết nhật ký cũng giúp tái tạo năng lượng tích cực.

  • Thứ tư, xây dựng mạng lưới hỗ trợ và tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi cần. Việc tham gia các cộng đồng doanh nhân, duy trì kết nối với bạn bè, gia đình, hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý, chuyên gia trị liệu khi cảm thấy quá tải là cực kỳ cần thiết. Không ai có thể "một mình gánh vác tất cả" mãi được – và việc tìm kiếm hỗ trợ là một biểu hiện của sự mạnh mẽ, không phải yếu đuối.

  • Cuối cùng, hãy học cách nhận diện và chấp nhận cảm xúc của chính mình. Việc đặt ra mục tiêu và kỳ vọng thực tế sẽ giúp doanh nhân giảm áp lực không cần thiết, tập trung vào những gì thực sự quan trọng thay vì tự gây áp lực quá mức.

(Nguồn: Tạp chí Thương Gia)

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

------------------------

KHOA TÂM LÝ & SỨC KHỎE TÂM THẦN BVĐK HỒNG NGỌC

- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

- Hotline: 0947 616 006

Đọc tiếp
Quay lại

Hỏi đáp Bác sĩ

Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay