Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi và dân văn phòng, gây ra những cơn đau dữ dội ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ thế nào cho hiệu quả là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ gợi ý 3 phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa quan trọng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh nhân cần khám các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để cho ra được kết quả chính xác nhất.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng hiện có, tiền sử bệnh lý và thực hiện một vài bài kiểm tra đơn giản như: kiểm tra phản xạ, tình trạng yếu cơ hoặc mất cảm giác, phạm vi chuyển động bất thường của cổ,… Ngoài ra, bác sĩ có thể quan sát cách bạn đi lại xem dây thần kinh và tủy sống có đang phải chịu nhiều áp lực hay không.
Một số triệu chứng thường gặp ở người bị thoái hóa đốt sống cổ đó là: hay chóng mặt; buồn nôn; mất cảm giác; yếu chi; đau cứng cổ nhất là vào buổi sáng; đau tăng khi hắt hơi, ho, cảm giác tê bì như kiến bò dọc cánh tay; yếu cơ hoặc teo cơ; nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán, hốc mắt; đau ở một điểm nhất định ở đầu; dáng đi không vững; dị cảm chi trên hoặc nửa người;...
Chẩn đoán hình ảnh
Sau khi thăm khám lâm sàng, căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác, bao gồm:
Chụp X-quang cột sống cổ
X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến, thường chụp các tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ phải, trái. Qua film chụp, bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường của cột sống như: các gai xương, chấn thương xương, mất đường cong sinh lý, lệch đĩa đệm, giảm chiều cao đốt sống đĩa đệm, mất sụn, đặc xương dưới sụn, khối u, hẹp lỗ liên hợp…
Chụp CT (cắt lớp vi tính)
Phương pháp này có thể giá trị đánh giá rễ thần kinh, cấu trúc bên trong ống sống, những bất thường mà chụp X-Quang không phát hiện được
Chụp MRI (cộng hưởng từ)
Đối với những chấn thương phần mềm thì chụp MRI sẽ cho ra hình ảnh rõ nét hơn các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Cụ thể là các dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương đĩa đệm vùng cột sống cổ bị thoái hóa, hình ảnh giảm chiều cao đĩa đệm, chất lượng đĩa đệm, vị trí đĩa đệm, thay đổi xương dưới sụn.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Mục đích của việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ đó là làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển. 3 cách điều trị phổ biến hiện nay đó là điều trị nội khoa, ngoại khoa và vật lý trị liệu.
Điều trị nội khoa
Đối với thoái hóa đốt sống cổ thể nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị như:
– Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid: Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng liều thấp, ngắn ngày. Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, tim mạch hoặc suy thận mạn. Có thể dùng đường uống hay đường bôi ngoài da.
– Thuốc chứa corticosteroid: Có thể uống để làm giảm cơn đau tạm thời hoặc sử dụng tiêm nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng.
– Thuốc giãn cơ cyclobenzaprine: Giúp cơn đau vùng cổ thuyên giảm nhờ sự co cơ
– Thuốc chống động kinh: Điển hình như gabapentin và pregabapentin giúp giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
Các loại thuốc nêu trên chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ tạm thời, không có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc làm ảnh hưởng đến dạ dày và gây tình trạng nhờn thuốc.
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị ngoại khoa
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không còn tác dụng, bệnh ngày một nặng thêm thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật loại bỏ các gai xương ở đốt sống cổ, cắt chéo thân đốt sống cổ, phẫu thuật đĩa đệm cổ,... Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương não, đột quỵ, đau họng, buồn nôn, ớn lạnh, đau tim, khô miệng, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thần kinh,...
Do đó, với những trường hợp cần điều trị ngoại khoa, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa ngoại chuyên điều trị các bệnh lý cơ xương khớp để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
Vật lý trị liệu
Hiện nay, điều trị thoái hóa đốt sống bằng vật lý trị liệu là phương an toàn và hiệu quả lâu dài, hạn chế lạm dụng thuốc hay phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kỹ thuật trị liệu thần kinh cột sống sử dụng tay kết hợp máy móc hiện đại sẽ tác động sâu vào từng mô mềm giải phóng chèn ép, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cho cơ bắp, nâng cao sự dẻo dai, linh hoạt cho đốt sống cổ. Khi luyện tập phù hợp, cấu trúc cột sống bị sai lệch sẽ về đúng vị trí, phục hồi chức năng vận động vùng cổ vai gáy.
Các bài tập vật lý trị liệu có thể bao gồm: các bài tập kéo giãn và uốn cong theo tầm vận động cột sống cổ, vai tay; điều chỉnh tư thế cột sống cổ khi làm việc, sinh hoạt, khi đang điều trị và sau điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể trị liệu với một số loại máy móc như: Hồng ngoại, từ trường, siêu âm điện xung, laser, sóng cao tần,...
Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự cải thiện bệnh, thuyên giảm các triệu chứng ngay sau mỗi buổi tập luyện.
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được ứng dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống có hiệu quả khá tốt bao gồm: xoa bóp, châm cứu, cấy chỉ, chườm nóng, chườm lạnh,…
Xem thêm:
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Để phòng ngừa bệnh tiến triển cũng như tái phát, người bệnh cần:
- Phân bổ thời gian làm việc hợp lý, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng cổ. Sau khi làm việc lâu, nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ.
- Tránh tư thế vận động đột ngột đối với cột sống cổ
- Không nên ngồi máy tính quá lâu và nên đứng lên đi lại, vươn vai giúp thư giãn
- Điều chỉnh các thiết bị tại nơi làm việc phù hợp và cân đối. Nên chú ý đặt màn hình đúng khoảng cách, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
- Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng
- Bổ sung dinh dưỡng với thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, ốc; các loại rau, hoa quả chứa nhiều dưỡng chất. nên đưa các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe.
- Giữ ấm vùng cổ vai gáy nhất là vào mùa đông.
- Tái khám định kỳ 1 tháng/lần sau đợt điều trị đau cấp, sau đó là 3 tháng/lần.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Với tôn chỉ đặt sức khỏe lâu dài của người bệnh lên hàng đầu, khi đến với Hồng Ngọc, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất và được chăm sóc tốt nhất bởi dịch vụ y tế chất lượng cao hàng đầu Thủ đô.
Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, khoa Cơ – Xương – Khớp hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp. Đồng thời, trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức giúp cho việc chẩn đoán và đánh giá chính xác bệnh lý cơ xương khớp, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp còn phối hợp với các bác sĩ Ngoại khoa giúp thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật cơ xương khớp điển hình như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai, chọc hút dịch khớp, phẫu thuật tạo hình xương…
Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích hiện đại khác như:
- Lịch trình theo dõi bệnh án cụ thể, chủ động hẹn tái khám từng bệnh nhân.
- Có đầy đủ các loại thuốc, không ảnh hưởng đến bệnh lý gan, thận, tim mạch, kết hợp Vật lý trị liệu giảm nhanh tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
- Không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng mát giúp mang đến cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh.
- Có nhiều tiện ích hiện đại như: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
- Đội ngũ lễ tân, điều dưỡng tận tâm, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chuyên nghiệp.
- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí.
- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân.
Với những ưu điểm như trên, Bệnh viện Hồng Ngọc xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy trong khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp nói chung, cũng như điều trị thoái hóa đốt sống cổ nói riêng.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: