Câu hỏi:
Mẹ tôi hay bị cơn đau quặn bụng và tiểu ra máu. Đi khám được chẩn đoán bị sỏi bể thận trái (sỏi tiết niệu), kích thước 6mm. Trong đơn thuốc của mẹ tôi có no-spa, kim tiền thảo. Xin hỏi, mẹ tôi dùng hai loại thuốc này có đảm bảo hiệu quả chữa bệnh không, chế độ ăn uống thế nào? (Hoàng Thu Lan - Nghệ An)
Trả lời:
Sỏi tiết niệu là bệnh có nhiều người mắc hiện nay và đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, người bệnh cần được chữa trị và phòng bệnh tốt để tránh dẫn đến suy thận.
Ngày nay, cơ chế bệnh sinh sỏi tiết niệu được sáng tỏ. Việc điều trị và phòng bệnh cần dựa trên cơ sở đó. Vì khuôn khổ bài báo có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề thuốc trị bệnh mà độc giả hỏi. Hiện có các loại thuốc thường được sử dụng trong lâm sàng trị bệnh sỏi tiết niệu sau:
Thuốc có tác dụng trên sỏi đã biết thành phần:
- Với sỏi canxi: dùng lợi tiểu nhóm thiazid như hydrochloro thiazid, bendroflumethiazid, chlorthalidone.
- Với sỏi acid uric: thường dùng allopurinol để giảm acid uric niệu, potassium citrat và natri bicarbonat để kiềm hóa nước tiểu.
- Với sỏi cystine: cần kiềm hóa nước tiểu và dùng các thuốc đặc hiệu như tiopronin, alpha - mercaptopropionylglycine.
Thuốc có tác dụng bào mòn và tăng tống sỏi tự nhiên: Các thuốc loại này sẽ làm giảm kết dính các tinh thể tạo thành sỏi.
Thuốc có hiệu quả trong trường hợp sỏi nhỏ, bề mặt nhẵn, vị trí thấp. Các thuốc như: kim tiền thảo với thành phần desmodium styracifolium.
Đây là dược liệu được sử dụng lâu đời ở Việt Nam và Trung Quốc để điều trị sỏi tiết niệu. Hiện nay có các biệt dược: kim tiền thảo (thạch lâm thông), kim tiền thảo bài thạch…
Hay rowatinex với các thành phần: pinene, camphene, cineol, fenchone… có tác dụng giảm viêm, thải trừ sỏi nhờ tăng lưu lượng máu qua thận và tăng thể tích nước tiểu. Hoặc viên sỏi thận domesco với các thành phần: cao hạt chuối hột, cao rau om, cao râu mèo, cao hạt lười ươi.
Để phòng bệnh sỏi tiết niệu, người trưởng thành nên uống trên 2 lít nước/ngày. Có thể dùng nước chè xanh, chè nước vối, nước nhân trần, nước atisô.
Với công nhân làm việc ở công trường giao thông, công xưởng nóng bức nên uống thêm nước có muối, nước khoáng có bicarbonat để tránh nước tiểu cô đặc, dễ tạo thành sỏi.
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc protein động vật vì sẽ có nhiều purin, phosphat canxi, oxalat canxi là những nguyên liệu để hình thành sỏi canxi hoặc sỏi acid uric.
Ngoài các thuốc và biện pháp điều trị cơ bản trên, các thuốc điều trị triệu chứng như chống đau (no-spa, visceralgine, spasfon) hoặc thuốc chống viêm nhiễm (các loại kháng sinh nhóm quinolon, cephalosporin thế hệ 2, 3, 4) thường được chỉ định dùng.
Trong thư bạn không nói rõ mẹ bạn bị sỏi bể thận loại nào nên chúng tôi không thể nói cụ thể được. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ đã chỉ định kê đơn thuốc cho mẹ bạn để được tư vấn rõ hơn. Chúc bạn thành công!
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Câu hỏi:
Mẹ tôi hay bị cơn đau quặn bụng và tiểu ra máu. Đi khám được chẩn đoán bị sỏi bể thận trái (sỏi tiết niệu), kích thước 6mm. Trong đơn thuốc của mẹ tôi có no-spa, kim tiền thảo. Xin hỏi, mẹ tôi dùng hai loại thuốc này có đảm bảo hiệu quả chữa bệnh không, chế độ ăn uống thế nào? (Hoàng Thu Lan - Nghệ An)
Trả lời:
Sỏi tiết niệu là bệnh có nhiều người mắc hiện nay và đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, người bệnh cần được chữa trị và phòng bệnh tốt để tránh dẫn đến suy thận.
Ngày nay, cơ chế bệnh sinh sỏi tiết niệu được sáng tỏ. Việc điều trị và phòng bệnh cần dựa trên cơ sở đó. Vì khuôn khổ bài báo có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề thuốc trị bệnh mà độc giả hỏi. Hiện có các loại thuốc thường được sử dụng trong lâm sàng trị bệnh sỏi tiết niệu sau:
Thuốc có tác dụng trên sỏi đã biết thành phần:
- Với sỏi canxi: dùng lợi tiểu nhóm thiazid như hydrochloro thiazid, bendroflumethiazid, chlorthalidone.
- Với sỏi acid uric: thường dùng allopurinol để giảm acid uric niệu, potassium citrat và natri bicarbonat để kiềm hóa nước tiểu.
- Với sỏi cystine: cần kiềm hóa nước tiểu và dùng các thuốc đặc hiệu như tiopronin, alpha - mercaptopropionylglycine.
Thuốc có tác dụng bào mòn và tăng tống sỏi tự nhiên: Các thuốc loại này sẽ làm giảm kết dính các tinh thể tạo thành sỏi.
Thuốc có hiệu quả trong trường hợp sỏi nhỏ, bề mặt nhẵn, vị trí thấp. Các thuốc như: kim tiền thảo với thành phần desmodium styracifolium.
Đây là dược liệu được sử dụng lâu đời ở Việt Nam và Trung Quốc để điều trị sỏi tiết niệu. Hiện nay có các biệt dược: kim tiền thảo (thạch lâm thông), kim tiền thảo bài thạch…
Hay rowatinex với các thành phần: pinene, camphene, cineol, fenchone… có tác dụng giảm viêm, thải trừ sỏi nhờ tăng lưu lượng máu qua thận và tăng thể tích nước tiểu. Hoặc viên sỏi thận domesco với các thành phần: cao hạt chuối hột, cao rau om, cao râu mèo, cao hạt lười ươi.
Để phòng bệnh sỏi tiết niệu, người trưởng thành nên uống trên 2 lít nước/ngày. Có thể dùng nước chè xanh, chè nước vối, nước nhân trần, nước atisô.
Với công nhân làm việc ở công trường giao thông, công xưởng nóng bức nên uống thêm nước có muối, nước khoáng có bicarbonat để tránh nước tiểu cô đặc, dễ tạo thành sỏi.
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc protein động vật vì sẽ có nhiều purin, phosphat canxi, oxalat canxi là những nguyên liệu để hình thành sỏi canxi hoặc sỏi acid uric.
Ngoài các thuốc và biện pháp điều trị cơ bản trên, các thuốc điều trị triệu chứng như chống đau (no-spa, visceralgine, spasfon) hoặc thuốc chống viêm nhiễm (các loại kháng sinh nhóm quinolon, cephalosporin thế hệ 2, 3, 4) thường được chỉ định dùng.
Trong thư bạn không nói rõ mẹ bạn bị sỏi bể thận loại nào nên chúng tôi không thể nói cụ thể được. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ đã chỉ định kê đơn thuốc cho mẹ bạn để được tư vấn rõ hơn. Chúc bạn thành công!
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/