điều trị rối loạn mỡ máu không dùng thuốc

điều trị rối loạn mỡ máu không dùng thuốc

15-11-2013
Sống khỏe

Bệnh tăng cholesterol máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, nhưng thường được gọi nôm na là rối loạn mỡ máu. Đây là một loại bệnh khá phổ biến, là nỗi lo ngại của nhiều người. Rối loạn mỡ máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não…

Thế nào là rối loạn mỡ máu?

Mỡ trong máu có 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid. Rối loạn mỡ máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ có lợi bảo vệ cho cơ thể.

Để có thể lưu thông trong cơ thể, cholesterol và triglycerid kết hợp với một chất có tên là lipoprotein mật độ thấp (LDL), mật độ cao (HDL) và mật độ rất thấp (VLDL).

LDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol, còn VLDL có chức năng vận chuyển triglycerid trong máu. Phần lớn, cholesterol trong cơ thể tồn tại dưới dạng kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-C) chỉ có khoảng 1/4 đến 1/3 kết hợp với HDL (ký hiệu HDL-C).

Nhiều LDL-C quá sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, do đó người ta còn gọi nôm na là cholesterol xấu.  

Còn HDL-C thì có lợi cho cơ thể, nó chống lại quá trình xơ vữa động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ động trong thành mạch máu trở về gan, vì vậy, HDL-C còn gọi là cholesterol tốt. Sự tăng triglycerid trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch.

Trong cơ thể chúng ta luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ này. Khi gọi rối loạn mỡ máu nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần có lợi bảo vệ cơ thể.

rối loạn mỡ máu Rối loạn mỡ máu gây xơ vữa động mạch

Rối loạn mỡ máu có hại như thế nào?

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu. Nhiều nghiên cứu về rối loạn mỡ máu trên thế giới cho biết, khi cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim tăng 2 - 3 lần.

Cholesterol xấu (LDL-C) trong máu tăng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Cholesterol tốt (HDL-C) trong máu nếu giảm thấp cũng tăng nguy cơ tai biến mạch máu và xơ vữa động mạch. Còn triglycerid tăng cao nhất là ở bệnh nhân bị đái tháo đường, nguy cơ xơ vữa động mạch cũng cao hơn.

Nếu cholesterol xấu cao, nhưng cholesterol tốt cũng cao thì ít lo ngại hơn là cholesterol xấu cao mà cholesterol tốt lại thấp.

Bệnh rối loạn mỡ máu không gây tác hại tức thời nhưng tác hại về lâu dài thì rất nguy hiểm. Y học đã chứng minh được rằng, giải quyết tốt vấn đề rối loạn mỡ máu là cần thiết để hạn chế tai biến động mạch vành, mạch máu não và giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng mạch máu.

Điều trị và phòng ngừa rối loạn mỡ máu

Những người bị rối loạn mỡ máu không nên quá lo lắng sợ hãi, hãy bình tĩnh áp dụng ngay việc điều trị không dùng thuốc, bao gồm hai điều cơ bản:

Kiêng cữ trong ăn uống

Giảm ăn loại mỡ bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa…), nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hằng ngày. Giảm ăn các chất có chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (não, bầu dục, tim, gan…).

Riêng với lòng đỏ trứng gia cầm tuy cũng nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà vẫn có thể ăn 2 – 3 quả trứng một tuần.

Với người thừa cân thì cần thiết phải giảm cân nặng. Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống nước chè xanh. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm tăng cholesterol xấu.

rối loạn mỡ máu Người bị rối loạn mỡ máu nên hạn chế ăn nội tạng động vật

Tập thể dục thể thao

Cần tập phù hợp với sức khỏe từng người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30 – 45 phút ở mức độ không quá gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập thể dục thể thao sẽ góp phần tăng tác dụng của việc ăn kiêng.

Dùng thuốc

Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc nói trên trong 4 – 6 tháng mà vẫn không cải thiện được tình trạng rối loạn mỡ máu, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL-C) còn cao thì cần dùng thêm thuốc hạ mỡ trong máu.

Về thuốc, có thể dùng một trong 4 nhóm thuốc là: statin, fibrat, niacin hoặc resin. Khi dùng thuốc phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, vì ngoài tác dụng hạ mỡ trong máu, thuốc còn có chống chỉ định và còn có thể gây nhiều tác dụng phụ.

Cho dù có dùng thuốc, việc hỗ trợ điều trị bằng ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên vẫn là rất cần thiết.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay