đi ngoài kèm theo sốt - 4 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý kịp thời

đi ngoài kèm theo sốt - 4 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý kịp thời

04-01-2022

Hiện tượng đi ngoài kèm theo sốt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. 

Thông thường, nếu chỉ bị cảm sốt bình thường thì các triệu chứng như đi ngoài, tiêu chảy, sốt cao sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị các vấn đề về tiêu hóa thì tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đi ngoài và sốt dưới đây. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài kèm theo sốt

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đi ngoài bị sốt, cụ thể:

Ngộ độc thực phẩm

Hiện tượng đi ngoài và sốt thường xảy ra ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Một số loại thức ăn dễ gây nên tình trạng ngộ độc như thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, đồ lên men, thực phẩm tái sống…

Ngoài triệu chứng nóng sốt kèm tiêu chảy, người bệnh còn có thể bị đau bụng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, mất sức… 

Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng 

Không giữ gìn vệ sinh hoặc tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm đi ngoài và sốt, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, môi trường sống ẩm mốc, ô nhiễm cũng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.   

Tác dụng phụ của thuốc 

Một số loại thuốc uống điều trị chứa thành phần gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Nếu gặp phải triệu chứng sốt tiêu chảy buồn nôn sau khi uống thuốc, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài 

Mọc răng là giai đoạn mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua. Khi răng mọc chèn lên nướu gây viêm nhiễm quanh chân răng của bé. Điều này có thể gây hiện tượng đi ngoài kèm theo sốt.   

Đi ngoài kèm theo sốt Giai đoạn bé mọc răng có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài kèm theo sốt

Đi ngoài kèm theo sốt là biểu hiện của bệnh gì?

Đi ngoài sốt cao có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:

Rối loạn tiêu hóa 

Chế độ ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích cũng dễ dẫn đến bệnh lý này. Một số triệu chứng thường gặp như đi ngoài buồn nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, chướng bụng… 

Viêm đại tràng mãn tính 

Đại tràng là một bộ phận bên trong ruột già. Khi bị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài, sốt, tiêu chảy. Ngoài ra còn bị sụt cân đột ngột, khó tiêu, chướng bụng… Bệnh này thường dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để. 

Viêm ruột thừa 

Người bị viêm ruột thừa thường xuất hiện các cơn đau ở xương chậu, sau đó lan ra cả khoang bụng. Một số triệu chứng bệnh dễ nhận thấy như đi ngoài xong sốt, chán ăn, chướng bụng. Bệnh lý viêm ruột thừa nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc toàn bộ hay áp xe ruột thừa.

Đi ngoài kèm theo sốt Viêm ruột thừa có biểu hiện như đi đau bụng, đi ngoài, sốt cao, chán ăn…

Tắc ruột 

Hiện tượng tắc ruột chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi bị tắc ruột, trẻ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài xong sốt, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cứng bụng,...Bố mẹ cần lưu ý khi con trẻ xuất hiện các triệu chứng trên. Nếu để lâu, trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc hoại tử ruột. 

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột bị rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu từ những căng thẳng, do nhiễm khuẩn tiêu hóa hoặc do thức ăn gây ra. Khi bị hội chứng ruột kích thích, triệu chứng phổ biến là đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Nếu đi kèm hiện tượng sốt, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. 

Cách xử lý khi bị đi ngoài kèm theo sốt 

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng đi ngoài kèm theo sốt:

Bù điện giải 

Khi các hiện tượng đi ngoài, sốt cao, tiêu chảy kéo dài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, người bệnh cần được bù điện giải để lấy lại năng lượng và chất dinh dưỡng. Nên bổ sung đồ uống chứa nhiều chất điện giải như nước dừa, sữa, nước ép trái cây, các loại thuốc uống cấp điện giải như Oresol,… 

Thay đổi chế độ ăn uống 

Việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách điều trị sốt tiêu chảy hiệu quả. Người bệnh nên tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng. Cụ thể như đồ nếp, hải sản, đồ chiên xào, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo ngọt…

Một số loại thực phẩm mềm, lỏng, thanh đạm như cháo, súp sẽ rất phù hợp khi bị đi ngoài kèm theo sốt.  Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây tươi. Bởi những thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ giúp cơ thể nhanh phục hồi.

Đi ngoài kèm theo sốt Tránh thức ăn dầu mỡ gây khó tiêu khi bị đi ngoài sốt cao

Uống thuốc hạ sốt 

Nếu các triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự uống thuốc hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nặng hơn và không thuyên giảm. Hãy tới các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị đúng cách. 

Cách trị đi ngoài kèm sốt từ thảo dược tự nhiên 

Có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên trị đi ngoài kèm theo sốt, sốt cao. Trong đó, phổ biến nhất là gừng tươi, lá mơ, lá ổi… Các phương thuốc dân gian từ thiên nhiên này vừa dễ tìm mà lại cho hiệu quả cao. 

  • Với gừng tươi: đun một ít nước cùng vài lát gừng tươi để uống. Người lớn có thể ngậm một lát gừng tươi để làm ấm bụng, giảm tình trạng đi ngoài.

  • Với lá mơ: bên cạnh cách giã lá mơ lọc lấy nước để uống. Người bệnh có thể dùng lá mơ để rán cùng trứng gà ăn khi bị đau bụng đi ngoài.

  • Với lá ổi: dân gian truyền miệng cách nhai lá ổi non cùng ít hạt muối sẽ làm giảm tình trạng đau bụng.

***Lưu ý: Phương pháp dân gian chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh. Lời khuyên cho người bệnh nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng sốt, tiêu chảy gây nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị sốt cao kèm đi ngoài khi mọc răng? 

Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em khi mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường. Trong thời kỳ mọc răng, nhiều bé sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, quấy khóc, ngủ ít hơn bình thường, ăn ít, chảy nước miếng,...

Trong giai đoạn bé mọc răng, các mẹ nên lưu ý bổ sung thêm dưỡng chất vào khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để bù điện giải. Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận để bé không bị nhiễm khuẩn. Các mẹ cũng có thể cho bé sử dụng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ. 

Nếu trẻ sốt 39 độ kèm đi ngoài và một số triệu chứng nghiêm trọng khác, nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được điều trị nhanh chóng. 

Đi ngoài kèm theo sốt Bổ sung đủ nước uống và chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng

Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc - Địa chỉ tin cậy chăm sóc sức khỏe tiêu hóa

Khi xuất hiện các triệu chứng đi ngoài kèm theo sốt, không nên chủ quan tự uống thuốc điều trị tại nhà. Hãy đến ngay bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám tiêu hóa uy tín tại Hà Nội, sở hữu nhiều ưu điểm về chất lượng dịch vụ:

  • Sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến tích hợp công nghệ nội soi NBI, giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa dù là nhỏ nhất. 

  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Có thể kể đến, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, các bác sĩ khác công tác tại khoa đều được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn, không đau đớn, khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định.

Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5* cùng đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo. Bệnh viện cam kết sẽ mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe hoàn hảo cho quý khách hàng.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay